Đội ngũ kỹ sư, giám sát, tư vấn kỹ thuật kinh nghiệm, nhiệt huyết và chuyên nghiệp
Đội ngũ kỹ sư, giám sát, tư vấn kỹ thuật kinh nghiệm, nhiệt huyết và chuyên nghiệp
Mục tiêu là tạo ra đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, lao động cao nghệ cao có thể làm chủ được công nghệ và các phương tiện, máy móc hiện đại. Các ngành này được đào tạo trong các trường học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp, trường nghề. Đó là các ngành lớn: Cơ khí, điện, điện tử và các chuyên ngành nhỏ bên trong nó.
Với mọi người, khi nhắc tới công việc của ngành cơ khí thì thường có liên tưởng ngay tới sắt thép, liên quan tới các công việc bằng tay như tiện, phay, bào, hàn…Có thể coi cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc, thiết bị hoặc vật dụng hữu ích. Như vậy cơ khí chính là một ngành chủ yếu tạo ra tư liệu lao động của con người trong thế giới hiện đại.
Cơ khí chế tạo máy được hiểu đơn giản như chính cái tên của nó – là ngành chế tạo ra các loại máy móc và thiết bị sản xuất. Có thể nói khi nhắc tới trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia thì chế tạo máy chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.
Công việc của kỹ sư chế tạo máy:
– Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất như: máy sản xuất mì ăn liền, máy sản xuất bánh, kẹo, máy đóng gói, đóng chai, đóng hộp, máy thu hoạch trong nông nghiệp,…
– Thi công hoặc giám sát việc thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế.
– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí, đòi hỏi phải có kiến thức về cơ khí, các phần mềm CAD
– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy, công trình: Nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu…
– Tham gia công việc khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố các thiết bị công nghiệp
– Tham gia thiết kế các sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất ra các thiết bị cơ khí đó
– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu…
– Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị máy móc nếu bạn làm ở vị trí sản xuất, bảo dưỡng thiết bị.
– Nếu chuyên về thiết kế, bạn sẽ làm việc trong môi trường sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi: Phòng kỹ thuật, phòng dự án…
– Nếu bạn làm trong môi trường sản xuất, thì thường phải tiếp xúc với các máy móc, sắt thép, dầu nhớt,… và kể cả tiếng ồn.
– Với tính chất của công việc thì bạn thường phải làm việc theo nhóm và theo tổ, cakíp.
Những tố chất cần thiết cho người kỹ sư chế tạo máy:
– Là dân Cơ khí bạn cần phải có sự đam mê với công việc, với ngành nghề mà bạn đã lựa chọn
– Có tư duy sáng tạo, tư duy logic
Trong các ngành học của cơ khí, có lẽ cơ khí chế tạo là một trong những ngành học tương đối khó. Trong trường đại học, các kỹ sư tương lai sẽ được đào tạo bài bản với các môn học kinh điển: Kỹ thuật đo lường, dung sai lắp ghép, vẽ kỹ thuật, sức bền vật liệu, chi tiết máy, công nghệ chế tạo máy, đồ gá, máy công cụ…. Để có thể học tốt và nắm chắc các môn học này thì các bạn cần có một tư duy tốt về kỹ thuật. Ngoài ra cũng cần phải nói tới các môn học cơ bản như: toán, tin học những môn học giúp phát triển tư duy và kỹ năng tính toán.
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nhu cầu về lực lượng lao động là rất lớn. Ngoài ra, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài tại Việt Nam mà chủ yếu đến từ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã khiến cho ngành cơ khí chế tạo máy đang có tốc độ phát triển nhanh. Do đó các bạn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai của ngành mà các bạn đang theo và sẽ theo học
Tên nghề: CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ (KHOA CƠ KHÍ) Địa chỉ: Nhà C trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội Phường Tây Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 0983366536 (thầy Trần Xuân Dũng), 0868619998 (thầy Trần Ngọc Qúy)
Trình độ đào tạo: Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp và ngắn hạn Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở hoặc tương đương Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Chứng chỉ nghề 1. Mục tiêu đào tạo – Kiến thức: + Hiểu được các tiêu chuẩn quốc tế ứng dụng trong lĩnh vực cơ khí chế tạo như: ASME, AWS, JIS, ASTM… + Giải thích được một số kí hiệu vật liệu theo tiêu chuẩn và qui phạm quốc tế, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN),Trung Quốc, Liên Xô (GOCT), Mỹ (SAE, AISI), Pháp (AFNOR), Đức (DIN), Nhật (JIS), Anh (BS),.. + Nêu được tính chất, công dụng một số vật liệu kim loại, hợp kim và vật liệu phi kim loại thường dùng trong công nghiệp + Đọc được bản vẽ theo tiêu chuẩn ISO + Có kiến thức về công nghệ tin học và phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cơ khí + Hiểu được các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và mô phỏng chế tạo + Hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của một số thiết bị máy móc áp dụng trong quá trình chế tạo + Phân tích các thông số kĩ thuật của qui trình chế tạo, lắp đặt thiết bị cơ khí công nghiệp + Trình bày được sơ đồ cấu tạo, nguyên lí làm việc của các cơ cấu truyền động cơ khí thông dụng và hiện đại. + Biết tính toán, khai triển, xếp hình pha cắt kim loại, tiết kiệm vật liệu. + Lựa chọn được các loại vật tư, thiết bị phù hợp với yêu cầu chế tạo. + Bóc tách vật tư, chuẩn bị trang thiết bị cho quá trình sản xuất. + Lập qui trình chế tạo thiết bị cơ khí, lắp ráp sản phẩm cơ khí theo tài liệu kĩ thuật. + Có kiến thức về anh văn giao tiếp và anh văn kĩ thuật chuyên môn + Có kiến thức về môi trường làm việc, an toàn trong làm việc – Kĩ năng. + Thiết kế được bản vẽ chế tạo và lắp đặt + Lấy dấu, cắt thép tấm, thép định hình với chiều dày khác nhau đảm bảo yêu cầu; + Lập được qui trình chế tạo và lắp đặt thiết bị cơ khí theo yêu cầu kĩ thụât + Chế tạo sản phẩm kết cấu thép đảm bảo yêu cầu kĩ thuật; + Chế tạo sản phẩm bồn, bể đảm bảo yêu cầu kĩ thuật; + Lắp ráp chi tiết máy, cụm chi tiết máy và các hệ thống bằng cách sử dụng kim loại tấm, ống bằng robot và với sự hỗ trợ của máy; tay + Thực hiện các trình tự hàn và các công việc một cách đồng thời với sự tuân thủ các qui định hiện hành và có liên quan về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường; + Thực hiện giám sát và kiểm tra thường xuyên qua việc áp dụng những quy định về kiểm soát chất lượng hiện hành; + Thực hiện các công việc bảo dưỡng cần thiết cho máy công nghiệp, máy móc, công cụ …; + Phối hợp và trao đổi về trình tự và quy trình làm việc trên công trường xây dựng; + Điều phối được các công việc tại nhà máy hoặc công trình 2. Trang thiết bị Ngành chế tạo thiết bị cơ khí được trang bị đầy đủ các thiết bị và nhà xưởng hiện đại phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy và học tập. Thiết bị gồm: – Nhóm thiết bị phục vụ gia công Hàn và kim loại tấm: Robot hàn tự động, các thiết bị hàn, kiểm tra chất lượng mối hàn của châu Âu.
Link Robot hàn: https://www.youtube.com/watch?v=PBLESgo-JsA
– Nhóm thiết bị cơ khí chính xác: Máy tiện CNC, phay CNC, đột Dập CNC
– Link máy đột CNC: https://www.youtube.com/watch?v=CoxMvgivHkI
– Link máy phay CNC: https://www.youtube.com/watch?v=v4jwVdFsoGo
3. Phạm vi ứng dụng của ngành Chế tạo thiết bị cơ khí Ngành chế tạo thiết bị cơ khí được ứng dụng ở các hạng mục của ngành công nghiệp: Nâng chuyển thiết bị, Chế tạo bồn bể trong công nghiệp; Chế tạo băng tải, Chế tạo hệ thống thông gió; Chế tạo kết cấu thang máy; Chế tạo các hệ thống điều chế hóa chất,…
Chế tạo máy trong công nghiệp tàu thuỷ:
– Giáo viên: Có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo ngắn hạn, nhiệt tình giảng dạy, được tham gia đào tạo chuyển giao công nghệ theo các tiêu chuẩn của Mỹ, Nhật, Hàn quốc, Đức …
Thầy Trần Ngọc Qúy trao đổi với Ông M.Tanaka về kĩ thuật hàn Robot
– Qui mô lớp học: Tối đa 25 học viên/lớp:
Được bố trí các thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy: Máy tính, máy chiếu, projector
– Xưởng thực hành Thiết kế hiện đại và chuyên nghiệp với số lượng lớn máy móc và thiêt bị phục vụ cho đào tạo nghề, đảm bảo điều kiện thực hành tốt nhất cho học viên với số lượng 02 học viên/1 máy.
Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu ngành Chế tạo thiết bị cơ khí phong phú kết hợp với các yêu cầu kiến thức thực tế sử dụng tại các doanh nghiệp, tại các kì thi tuyển với các chuyên gia hàng đàu về ngành Chế tạo thiết bị cơ khí; tài liệu được biên soạn công phu, trực quan sinh động.
Học viên ở xa có thể đăng kĩ để được bố trí chỗ ở trong kí túc xá của nhà trường.
Khu Ký túc xá khang trang, sạch đẹp cho sinh viên và học viên
Sau những giờ học, các thầy giáo Chế tạo thiết bị cơ khí thường xuyên tổ chức các sân chơi bổ ích như: tổ chức các giải bóng đá trong khoa; tổ chức giải bóng đá giữa sinh viên ngành Chế tạo thiết bị cơ khí với sinh viên ngành khác trong trường nhằm nâng cao sức khoẻ, giao lưu học hỏi; tăng cường mối đoàn kết của các em trong lớp, trong khoa và toàn trường. Qua đó, tạo cho các em tinh thần hứng khởi, vui vẻ mỗi khi đến lớp và tiếp thu bài học tốt hơn.
SV Chế tạo thiết bị cơ khí tham gia các giải bóng đá cấp khoa, trường và thành phố
SV nghề Chế tạo thiết bị cơ khí tham gia hoạt động Đoàn – Hội và phong trào thanh niên.
Ngoài những hoạt động trên, sinh viên nghề Chế tạo thiết bị cơ khí còn được tham quan, học hỏi, trải nghiệm thực tế tại các Tổng công ty, Tập đoàn ô tô như: Cửu Long, Thaco Trường Hải, CNC VINA, PMTT…
SV nghề CTTBCK thăm quan thực tế tại Tổng công ty PMTT
Học viên hoàn thành chương trình sẽ được cấp chứng chỉ nghề Chế tạo thiết bị cơ khí theo từng trình độ do trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội cung cấp
Sau khi kết thúc học kì đầu tiên, sinh viên nghề Chế tạo thiết bị cơ khí sẽ được Bộ môn giới thiệu việc làm trong quá trình đào tạo.
SV CTTBCK được đi thăm quan, học tập và làm việc tại các xí nghiệp
Học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo sẽ được nhà trường cam kết 100% giới thiệu việc làm tại các cơ quan, doanh nghiệp sử dụng nhân lực ngành Chế tạo thiết bị cơ khí trong cả nước.
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên nghề Chế tạo thiết bị cơ khí có thể tự tạo việc làm như mở các công ty, các xưởng sản xuất gia công cơ khí và chế tạo các thiết bị phụ trợ cho ngành công ngiệp và dân dụng…
Sau khi SV tốt nghiệp ngành Chế tạo thiết bị cơ khí, 100% SV được nhà trường, các thày, cô trong khoa Hàn giới thiệu việc làm tại các công ty, nhà máy, tập đoàn… ở các khu công nghiệp với mức lương khởi điểm từ 7 ÷ 10 triệu/tháng.
SV Chế tạo thiết bị cơ khí được các cty đánh giá cao về kỹ năng và ý thức
Các em SV có nhu cầu tham gia thi sát hạch nếu trúng tuyển được nhà trường tạo điều kiện cho bảo lưu kết quả học tập. Trong thời gian vừa qua có nhiều em SV ngành Chế tạo thiết bị cơ khí tham gia dự thi các đơn hàng XKLĐ đi Nhật, Trung đông, Hà Lan…đã trúng tuyển và bảo lưu kết quả.
SV Chế tạo thiết bị cơ khí tham gia thi tuyển XKLĐ Nhật Bản
Học xong Chế tạo thiết bị cơ khí tại trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, bạn có thể:
1. Làm việc tại các tập đoàn của nước ngoài như HYUNDAI; TOYOTA,…:
2. Làm việc tại các công ty thiết kế, sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí:
3. Làm việc tại các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống máy cơ khí:
4. Kinh doanh thiết bị, máy móc, vật tư cơ khí.
5. Có khả năng đào tạo, hướng dẫn kĩ thuật về gia công cơ khí chính xác, hàn và gia công kim loại tấm trong các trường, trung tâm đào tạo nghề.
6. Lao động trực tiếp tại các nhà máy chế tạo cơ khí, xe máy, ô tô, công trình xây dựng cơ khí (Technician)
7. Tự tạo việc làm, tự làm chủ Công ty, Xưởng sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí
8. Quản lí và tổ chức quá trình sản xuất tại các nhà máy và các công trình (Supervisor) 9. Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn kĩ thuật (QC Inspector)
* CAM KẾT 100% SINH VIÊN ĐẠT CHUẨN ĐẦU RA CÓ VIỆC LÀM *