Những thành tựu đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp của Đài Loan những thập niên gần đây được coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế toàn diện của xứ sở này. Từ đó, một xã hội từng phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp đã chuyển mình, trở thành một vùng đất của thương mại và công nghiệp. Trong giai đoạn đầu, nông nghiệp Đài Loan tập trung theo đuổi mức năng suất dựa vào quảng canh, áp dụng cường độ lao động cao và tăng cường vốn. Nhưng ở giai đoạn sau người ta lại tập trung theo đuổi đầu tư theo chiều sâu; tức là người ta chú trọng tới năng suất và hiệu quả.
Những thành tựu đáng chú ý trong phát triển nông nghiệp của Đài Loan những thập niên gần đây được coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế toàn diện của xứ sở này. Từ đó, một xã hội từng phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp đã chuyển mình, trở thành một vùng đất của thương mại và công nghiệp. Trong giai đoạn đầu, nông nghiệp Đài Loan tập trung theo đuổi mức năng suất dựa vào quảng canh, áp dụng cường độ lao động cao và tăng cường vốn. Nhưng ở giai đoạn sau người ta lại tập trung theo đuổi đầu tư theo chiều sâu; tức là người ta chú trọng tới năng suất và hiệu quả.
Sumato mang đến một nền tảng giáo dục công nghệ tiên tiến, tập trung vào việc giảng dạy lập trình robot, đồ họa và các khóa học công nghệ hiện đại với chất lượng cao.
Mục tiêu của chúng tôi là khuyến khích thế hệ trẻ phát triển tư duy logic, sáng tạo và trang bị kỹ năng vững chắc, từ đó tạo ra nền tảng mạnh mẽ để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Các giá trị trên được quy về các khóa học lập trình Scratch Online, Python Online và Hoạ Sĩ AI – Coaching 1:1(1 Kèm 1) tại Sumato Academy, dành cho trẻ em từ 7 tuổi trở lên.
Sumato Academy cung cấp các khóa học chất lượng cao, được giảng dạy bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.
Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai được xem là điểm khởi đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nhờ vào thành công của các nghiên cứu về chế tạo hệ thống vũ khí sử dụng các nguyên tắc hoạt động hoàn toàn mới như bom nguyên tử, máy bay phản lực, dàn tên lửa bắn loạt, và tên lửa chiến thuật đầu tiên. Các công nghệ này đã được áp dụng vào quá trình sản xuất, tạo nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và tác động đến mọi hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng, đời sống và văn hóa của con người.
Sự phát triển của công nghệ bán dẫn, siêu máy tính (những năm 1960), máy tính cá nhân (những năm 1970 và 1980) và Internet (những năm 1990) đã đóng góp quan trọng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng điện tử và quá trình số hóa. Đồng thời, sự ra đời của sản xuất tự động dựa trên máy tính đã tạo ra một thế giới mới, kết nối mọi người với nhau.
Cách mạng công nghiệp 4.0, còn được gọi là cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đã được giới thiệu thông qua khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức vào năm 2013. Cách mạng này nhằm đề cập đến chiến lược công nghệ cao và tự động hóa ngành sản xuất mà không cần sự can thiệp của con người. Nó dựa trên sự phát triển của cả ba cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trước đó, đặc biệt là những đột phá của cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Công nghệ mạng Internet đã có sự biến đổi toàn diện đối với cả xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Nó không chỉ kết nối máy tính mà còn liên kết gần như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người và dây chuyền sản xuất. Các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí,… đều được kết nối thành một “mạng thông minh”, mở ra kỷ nguyên Internet of Things (IoT) – mạng kết nối mọi vạn vật.
Đây được xem là cuộc cách mạng số, sử dụng các công nghệ như Internet of Things (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Thực tế ảo (VR), Tương tác thực tại ảo (AR), Mạng xã hội, Điện toán đám mây, Di động, Phân tích dữ liệu lớn (SMAC),… để chuyển đổi toàn bộ thế giới thực sang thế giới số.
▪️ Đăng ký 1 khóa: tổng giảm 5,000,000 (Giảm lên đến 40% học phí)
▪️ Đăng ký 2 khóa: tổng giảm 10,000,000 (Giảm lên đến 40% học phí)
• Địa chỉ: 750 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
• Hotline: 028 7775 8889
• Fanpage: Sumato Academy
Mít tinh tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội (Ảnh tư liệu).
Họ cho rằng “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sai lầm lịch sử”, rằng thắng lợi mà Việt Nam giành được “đó là sự ăn may vì Nhật thua trong Chiến tranh thế giới thứ hai chứ Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì”, rằng “do khoảng trống quyền lực nên Việt Nam dễ giành được kết quả nhanh chóng”, rằng Cách mạng Tháng Tám “là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam”, hoặc “nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”...
Thực tiễn lịch sử của đất nước ta gần 1 thế kỷ qua là những luận cứ hiển nhiên không thể phủ nhận thành quả lớn lao và giá trị bất biến của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Thứ nhất, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là sai lầm lịch sử, nó bùng nổ và giành thắng lợi do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng suốt lựa chọn con đường giải phóng dân tộc một cách đúng đắn. Ngay trong những năm 20 của thế kỷ XX, trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Sau 15 “diễn tập” qua các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, khi tình thế và thời cơ cách mạng chín muồi, Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động Tổng khởi nghĩa đứng lên giành chính quyền trên toàn quốc đúng thời cơ, vào thời điểm thuận lợi nhất nên đã giành thắng lợi.
Thứ hai, nếu không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chúng ta không thể có cơ đồ, vị thế như hiện nay. Trước 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu, chưa có tên trên bản đồ thế giới. Nạn đói năm 1945 do phát-xít Nhật gây ra đã cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu người. Ngay sau khi vừa giành độc lập, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó cứu đói là nhiệm vụ hàng đầu và phong trào “Diệt giặc đói” được triển khai ngay. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”, “Không một tấc đất bỏ hoang”, “Tấc đất tấc vàng”... trở thành hành động thực tế của toàn Đảng, toàn dân. "Giặc đói" đã được đẩy lùi, tài chính bắt đầu được gây dựng lại. Chiến thắng “giặc đói” là một trong những thành tựu lớn đầu tiên của nhà nước cách mạng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Nhân dân càng thêm tin yêu và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Song song với diệt “giặc đói”, Chính phủ còn vận động nhân dân xây dựng nền văn hóa mới, nếp sống mới, xóa bỏ văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, phát triển phong trào “Bình dân học vụ” để từng bước xóa nạn mù chữ, tiếng Việt được chính thức dùng trong hệ thống trường học. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chăm lo của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “giặc đói”, “giặc dốt” không thể bị đẩy lùi chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Ngày nay, nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2021), 30 năm thực hiện “Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1991-2021), đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần. “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Đây là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận, là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin có cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từng bước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Những thành tựu đó là những minh chứng hùng hồn bác bỏ sự vu cáo, bịa đặt hòng chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, cố tình phủ nhận những thành quả cách mạng mà chúng ta đã đạt được.
Thứ ba, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ sự thống trị của thực dân Pháp, phát-xít Nhật và phong kiến tay sai, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám là đánh đổ đế quốc Pháp, phát-xít Nhật và phong kiến tay sai, giành độc lập cho dân tộc. Đó không chỉ là sự chuyển giao từ chế độ “quân chủ phong kiến” sang chế độ “dân chủ cộng hòa”, mà là từ chế độ cai trị tàn bạo của thực dân, phong kiến sang chế độ nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước dân chủ nhân dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”. Đồng thời, đối với cuộc cuộc xây dựng chế độ xã hội mới khác hẳn về chất so với chế độ xã hội cũ (phong kiến, thực dân). “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng dân chủ cộng hòa và thống nhất độc lập”.
Thứ tư, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời thì ngày 23-9-1945, được thực dân Anh giúp sức, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” bởi thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, sự khô kiệt về tài chính, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp về đối nội lẫn đối ngoại, thực hiện chính sách để giữ gìn hòa bình, tránh “cuộc chiến tranh đổ máu vô nghĩa”.
Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bùng nổ ngày 19-12-1946. Vì bảo vệ chính quyền và nền độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cơ bản của Cách mạng tTháng Tám, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm gian khổ, ác liệt làm nên Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7-5-1954, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21-7-1954, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương.
Song, với bản chất hiếu chiến, phản động, thực dân Pháp đã cấu kết và “bật đèn xanh” cho đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam và Đông Dương, buộc nhân dân ta phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai suốt 21 năm (1954-1975). Với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, độc lập tự chủ và tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất, bất chất mọi gian khổ, hy sinh với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới tàn bạo của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giành nhiều thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.
Như vậy, nguyên nhân sâu xa và cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), chống đế quốc Mỹ và tay sai (1954-1975) chính là do bản chất hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai, chứ không phải một lý do nào khác, càng không phải do Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Tròn 76 năm qua, thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám dẫn tới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà thành quả và giá trị của sự kiện đó luôn lớn lao và bất biến bởi nó đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Đó là bước nhảy vọt vĩ đại nhất, một đóng góp có ý nghĩa lịch sử cực kỳ to lớn.
Ngày 19-8-1945 được ghi vào lịch sử như một ngày mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đối với lịch sử dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là sự kết thúc mà chính là sự mở đầu cho những giai đoạn phát triển thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.
Trần Trung HiếuGiáo viên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An