Học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ giống và khác nhau như thế nào? Mình có nên học lên đại học hay cao học không? Làm cách nào để đạt được thành công ở các bậc học này? Tôi có những câu hỏi như thế trong nhiều năm liền nhưng hầu như không tìm được một câu trả lời nào xác đáng vì rất ít người tôi quen từng học hết các bậc học này. Vì thế, mỗi lần đứng trước quyết định học lên cao hơn hay chật vật trong quá trình học, muốn bỏ cuộc giữa chừng, tôi đều rất hoang mang và phải mò mẫm rất nhiều mới tìm ra được câu trả lời cho mình.
Học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ giống và khác nhau như thế nào? Mình có nên học lên đại học hay cao học không? Làm cách nào để đạt được thành công ở các bậc học này? Tôi có những câu hỏi như thế trong nhiều năm liền nhưng hầu như không tìm được một câu trả lời nào xác đáng vì rất ít người tôi quen từng học hết các bậc học này. Vì thế, mỗi lần đứng trước quyết định học lên cao hơn hay chật vật trong quá trình học, muốn bỏ cuộc giữa chừng, tôi đều rất hoang mang và phải mò mẫm rất nhiều mới tìm ra được câu trả lời cho mình.
Trong suốt gần 5 năm viết The Present Writer và trả lời nhiều câu hỏi của các bạn về bậc học, đây là một số câu hỏi tôi thường gặp nhất:
1) Học xong thạc sĩ rồi không biết nên làm gì, có nên học lên tiến sĩ không?
KHÔNG! Tiến sĩ là một bậc học hoàn toàn khác so với các bậc học trước đây. Nó không phải như học hết lớp 1 rồi lên lớp 2, lớp 3… mà chuyển từ thạc sĩ lên tiến sĩ là một bước đi lớn và khác hoàn toàn. Nếu bạn không đam mê nghiên cứu ở một ngành hẹp đủ để bạn có thể theo đuổi nó 4 đến 10 năm thì không nên học lên tiến sĩ. Thành thật mà nói, nếu bạn học xong một bằng thạc sĩ rồi mà chưa biết làm gì hoặc cảm thấy vẫn muốn học thêm thì có thể học tiếp một bằng thạc sĩ nào phù hợp hơn hoặc học thêm chứng chỉ nào đó khác. Đừng học lên tiến sĩ chỉ vì bạn không biết làm gì cho tương lai.
2) Bằng cấp cao tương đương với cơ hội lớn?
Không hẳn. Đúng là ở một số vị trí, bằng cấp cao sẽ cho bạn nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, ở một số vị trí khác, bằng cấp cao khiến bạn phải cạnh tranh ở cấp độ cao hơn, bị đánh giá ở mức kỳ vọng lớn hơn, và thậm chí một số nơi còn không tuyển vì bạn có bằng cấp quá cao hơn mức yêu cầu của họ. Vì vậy, đừng nghĩ rằng cứ có bằng cấp cao là cơ hội sẽ tự đến với mình một cách dễ dàng.
3) Tốt nghiệp một ngành nhưng học cao học một ngành khác liệu có được không?
Hoàn toàn được! Bản thân tôi không học đại học ngành giáo dục nhưng vẫn có học bổng học thạc sĩ và tiến sĩ ngành này ở những ngôi trường tên tuổi tại Mỹ. Cùng trong nhóm học của tôi, có bạn tốt nghiệp đại học ngoại giao nhưng học cao học ngành ngôn ngữ, cũng có bạn tốt nghiệp đại học tài chính nhưng học cao học thiết kế mỹ thuật… Điều quan trọng là trong bài luận nộp cao học, bạn cần phải nói rõ tại sao bạn muốn chuyển ngành và bạn có kinh nghiệm hay ý tưởng gì gắn với ngành học mới. Chuyển ngành, đặc biệt ở nước ngoài, là hoàn toàn bình thường, không phải là yếu điểm gì trong hồ sơ của bạn.
Ở Việt Nam, nếu bạn nộp cao học trái ngành ở những chương trình ở đại học công lập, bạn có thể phải học thêm một số tín chỉ để đảm bảo cho việc “chuyển đổi” này hoặc lấy kinh nghiệm làm việc bù vào. Những chương trình liên kết với nước ngoài thì thường không có nhiều yêu cầu thêm cho người học trái ngành. Bạn có thể liên hệ với từng chương trình để tìm hiểu thêm. Nhưng tôi có thể dám chắc với bạn rằng, đổi ngành học không là vấn đề gì quá to tát; nếu bạn cảm thấy muốn đổi ngành, hãy cứ mạnh dạn chuyển đổi nhé!
Kết lại, tôi hy vọng bài viết này giúp bạn phần nào có cái nhìn rõ ràng hơn về các bậc học. Điều quan trọng nhất tôi muốn gửi đến bạn đọc là, để có thể theo đuổi con đường học vấn, bạn nên học với tư duy “học cho mình”—chứ không phải học cho bố mẹ, cho họ hàng, hay cho tấm bằng mình hướng tới. Bằng cấp hay danh hiệu chỉ là bề nổi, cái quan trọng hơn cả là mình có thêm kiến thức gì và đóng góp của mình cho xã hội là gì. Học cho mình thì sẽ luôn thấy vui, còn học cho người khác hay cho một giá trị mơ hồ nào đó thì sẽ rất mệt mỏi và chán chường. Chúc các bạn vui học nhé! 🐒
*Bạn thích bài viết này? Hãy cân nhắc ủng hộ cho The Present Writer để blog có thể tiếp tục hoạt động phi lợi nhuận
**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trả lương cho các ứng viên là người Việt Nam theo quy định của nhà nước. Cụ thể tiến sĩ có khởi điểm hệ số 3.0 tương ứng 5,4 triệu đồng/tháng và lương theo vị trí việc làm là 18 triệu/tháng.
Đối với ứng viên người nước ngoài, lương vị trí việc làm gấp 3 lần so với mức lương vị trí việc làm tương ứng của ứng viên người Việt Nam, tức 54 triệu/tháng. Ngoài ra, nhà trường hỗ trợ 2 vé máy bay khứ hồi/năm, hỗ trợ điều kiện ổn định ăn ở trong 3 tháng đầu tiên cũng như hỗ trợ các hồ sơ, thủ tục trong quá trình ứng viên làm việc tại trường.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM trả lương cố định theo vị trí việc làm là 25 triệu đồng/tháng và có thể tăng thêm theo KPI. Giảng viên cũng sẽ được các khoản thưởng, phúc lợi và các chính sách đào tạo - bồi dưỡng khác, được đảm bảo thời gian giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trong các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định, cũng như ưu tiên giao thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Ưu tiên hỗ trợ cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu.
Tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, nhà trường trả lương cho tiến sĩ (người mới) theo quy định của nhà nước. Cụ thể, tiến sĩ có khởi điểm hệ số 3.0. Ngoài ra, tiến sĩ cũng được hỗ trợ 7 triệu/tháng nếu có bài báo khoa học, nhận thu nhập tăng thêm khoảng 13 triệu/tháng. Như vậy, nếu một tiến sĩ mới ra trường có thu nhập khoảng hơn 25 triệu đồng/tháng. Đối với tiến sĩ thuộc diện thu hút (trường mời về) sẽ nhận được tiền mặt 100 triệu. Một đại diện của nhà trường cho hay, với một tiến sĩ có năng lực, thu nhập từ lương, thưởng, bài báo, nghiên cứu... có thể đạt hơn 1 tỷ đồng/năm.
Trong khi đó, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM trả lương theo quy định của Nhà nước, cụ thể, tiến sĩ có hệ số khởi điểm là 3.0 và lương theo vị trí việc làm là 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, giảng viên cũng được hưởng các khoản thưởng, phúc lợi và các chính sách đào tạo - bồi dưỡng khác, được khám sức khỏe định kỳ, nghỉ hè, khen thưởng công bố khoa học theo quy định, được đảm bảo thời gian giảng dạy, hướng dẫn sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trong các chương trình đào tạo, được hỗ trợ đăng ký các đề tài trọng điểm, đề tài cấp Nhà nước và tham gia các nhiệm vụ đặt hàng, tư vấn chính sách và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương…
Đối với ứng viên người nước ngoài sẽ được hưởng các chính sách như với ứng viên người Việt Nam, nhận lương theo vị trí việc làm là 30 triệu/tháng và được hỗ trợ tham gia chủ trì các dự án, đề án quốc gia và quốc tế, vé máy bay khứ hồi/năm, các hồ sơ, thủ tục trong quá trình ứng viên làm việc tại trường.
Trường ĐH Công Thương TP.HCM trả thu nhập cho tiến sĩ thấp nhất khoảng 30 triệu/tháng. Ngoài ra, nhà trường hỗ trợ tài chính một lần cho người về trường làm việc có trình độ tiến sĩ là 75 triệu đồng, 100 triệu đồng cho phó giáo sư và 150 triệu đồng cho giáo sư.
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) trả lương cho người Việt Nam theo quy định pháp luật hiện hành, tiến sĩ khởi điểm hệ số lương 3,0, phụ cấp ưu đãi nhà giáo 25%, tương ứng hệ số 0.75, ngoài ra sẽ phụ cấp vị trí việc làm: 23,2 triệu đồng/tháng. Sau 3 năm, tiến sĩ sẽ có thêm phụ cấp thâm niên trường, tùy theo kinh nghiệm đã có sẽ được xem xét, đề xuất mức thâm niên trường ngay từ ban đầu.
Giảng viên cũng được thưởng khi công bố khoa học vượt định mức theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường, các khoản thưởng, phúc lợi, hỗ trợ chi phí tham dự hội thảo, đào tạo - bồi dưỡng nâng cao trình độ…
Đối với người nước ngoài sẽ được hưởng tất cả các đặc quyền, hỗ trợ tương tự với ứng viên người Việt Nam trong khuôn khổ quy định pháp luật hiện hành. Theo đó, lương và phụ cấp là 30 triệu đồng/tháng, đồng thời được hỗ trợ hồ sơ, thủ tục về giấy phép lao động, đăng ký các quyền lợi, bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành.
Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ngoài thu nhập, các chế độ theo quy định hiện hành của trường, tiến sĩ còn được hưởng thêm các chế độ về thu nhập, chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp. Các giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, nhà khoa học uy tín được ưu tiên xem xét bố trí phòng làm việc, hỗ trợ chỗ ở tại nhà công vụ của trường. Bên cạnh mức thu nhập theo quy định của trường, mức phụ cấp thu hút tăng thêm được áp dụng lên đến 30 triệu đồng/tháng đối với giáo sư, 20 triệu đồng đối với phó giáo sư và 10 triệu đồng đối với tiến sĩ liên tục trong 24 tháng kể từ ngày về công tác tại trường.
Còn Trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) trả lương theo quy định của Nhà nước, khởi điểm tiến sĩ có hệ số lương 3.0. Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, trường sẽ xem xét thời gian công tác trước đó của nhà khoa học để xếp hệ số lương phù hợp. Giảng viên là tiến sĩ cũng được thu nhập tăng thêm hàng tháng theo quy chế chi tiêu nội bộ của trường là 18 triệu đồng/tháng. Nhà trường cũng sẽ có các chế độ phúc lợi khác như thưởng ngày lễ, ngày Tết, du lịch, nghỉ hè. Giảng viên còn được hỗ trợ các bài báo khoa học thuộc danh mục ISI/Scopus, tùy theo tỷ lệ tác giả, mức hỗ trợ tối đa 200.000.000 đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) thu nhập trung bình của tiến sĩ có kinh nghiệm trên 3 năm là 28 triệu đồng, phó giáo sư 45 triệu đồng/tháng, giáo sư là 51 triệu đồng/tháng. Đây là các khoản như lương, phụ cấp theo lương, phụ cấp chức vụ theo quy định của Nhà nước, thu nhập tăng thêm hàng tháng 1,35 lần lương hệ số, phụ cấp, Bổ sung thu nhập tăng thêm vào cuối năm dựa trên kết quả tài chính của Trường, Phụ cấp trách nhiệm theo vị trí lãnh đạo (nếu có). Các khoản phúc lợi các dịp lễ Tết và nghỉ mát trong năm 17 triệu đồng/năm.
Đối với chính sách thu hút ứng viên mới về trường tiến sĩ là 150 triệu, phó giáo sư 250 triệu, giáo sư 350 triệu đồng. Nhà trường cũng hỗ trợ công bố khoa học lên tới 160 triệu/bài. Ngoài ra, giảng viên nếu đạt chức danh giáo sư được thưởng 150 triệu, phó giáo sư là 100 triệu đồng.
Tại Trường ĐH An Giang lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước cho tiến sĩ khoảng 10 triệu đồng/tháng. Nhà trường cũng có chính sách thu hút ứng viên mới 60 triệu đồng/người.
Khoa Y – ĐH Quốc gia TP.HCM trả lương theo quy định của nhà nước, cụ thể tiến sĩ có hệ số khởi điểm 3.0. Ngoài ra sẽ xem xét quá trình công tác trước đây để xếp hệ số lương phù hợp. Giảng viên được hưởng phụ cấp theo học hàm, học vị từ 10-12 triệu đồng, được hưởng phụ cấp thu nhập tăng thêm, phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng từ 4-6 triệu và các phúc lợi khác.
Theo một khảo sát và đánh giá nhu cầu tuyển dụng của đơn vị sử dụng lao động tại 4 tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ gồm TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu ở 1.692 doanh nghiệp và 87 cơ quan nhà nước vào cuối năm ngoái, mức lương khởi điểm của các đơn vị sử dụng lao động đề xuất đối với ứng viên trình độ đại học từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng chiếm đa số, tiếp theo là mức lương từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng.
Mức lương từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng đa số được các đơn vị sử dụng lao động đề xuất cho ứng viên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
Khó khăn trong tuyển sinh là nguyên nhân khiến nhiều trường địa phương không đủ khả năng chi trả lương và các chế độ chính sách cho giảng viên, nhân viên.
Sau thời gian bị nợ lương, cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam vỡ òa khi nhận được tiền lương đến tháng 12/2023.
TRUNG QUỐC - Lương, thưởng từ nghề dạy học luôn là chủ đề được tranh luận sôi nổi tại đất nước tỷ dân. Bộ Giáo dục nước này mới đây đã tiến hành những điều chỉnh để giúp giáo viên có thu nhập ổn định.