Tại Tọa đàm “AI có thể thay thế con người trong việc dạy và học tiếng Anh?” được ELSA Corp, Công ty Cổ phần Anh ngữ quốc tế SunUni Academy và các đơn vị đối tác đồng hành tổ chức vào chiều 18/6, các chuyên gia đã chia sẻ về tầm quan trọng của AI trong dạy và học.
Tại Tọa đàm “AI có thể thay thế con người trong việc dạy và học tiếng Anh?” được ELSA Corp, Công ty Cổ phần Anh ngữ quốc tế SunUni Academy và các đơn vị đối tác đồng hành tổ chức vào chiều 18/6, các chuyên gia đã chia sẻ về tầm quan trọng của AI trong dạy và học.
MA (Master of Arts) là viết tắt của thạc sĩ chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn, chẳng hạn như thạc sĩ ngôn ngữ Anh, thạc sĩ lịch sử, thạc sĩ triết học, thạc sĩ tâm lý học, thạc sĩ xã hội học,...
Ngoài ra còn có MS (Master of Science) là viết tắt của thạc sĩ chuyên ngành khoa học, kỹ thuật hoặc các lĩnh vực chuyên môn khác, chẳng hạn như toán học, vật lý, hóa học, sinh học, y khoa, kinh doanh, thạc sĩ quản lý kinh tế,...
Trên đây là những quy định chung về cách viết tắt thạc sĩ trong tiếng Anh. Việc sử dụng đúng các từ viết tắt sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả và chuyên nghiệp hơn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc hiểu và sử dụng đúng các từ viết tắt thạc sĩ trong tiếng Anh. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến dịch vụ thuê viết luận văn tiến sĩ và thạc sĩ, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng để được hỗ trợ nhé!
144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
2 Võ Oanh, Phường 25, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
9 Đại lộ Temasek, Suntec Tower, Singapore
Khác với các từ phổ thông về gia đình, bạn bè, cô dì, chú bác, trong tiếng Anh hiếm khi bạn bắt gặp các từ về vợ chồng, hay các cặp đôi vợ chồng. Vậy từ vợ tiếng anh là gì? chồng trong tiếng Anh là gì?
MR (Master of Research) là viết tắt của thạc sĩ tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu, thường làm nền tảng cho bậc học tiến sĩ (PhD).
Từ bạn bè, gia đình, anh, chị, em chúng ta bắt gặp rất nhiều trong tiếng Anh, tuy nhiên vợ chồng lại ít sử dụng hơn. Vậy từ vợ tiếng Anh là gì? chồng tiếng Anh là gì và cách viết cặp vợ chồng ra sao?
Trong tiếng Anh, các danh từ từ vợ, chồng lần lượt tương ứng là:- Vợ: Wife: /waɪf/- Chồng: / ́hʌzbənd/Đi kèm với từ vợ, chồng thì trong tiếng Anh cặp vợ chồng có thể viết là married couples /ˈmær.id/ /ˈkʌp.əl/
- Wife That I Know: Người vợ thân quen
- She is my wife: Cô ấy là vợ của tôi.
- My wife is so beautiful in my eyes: Trong mắt tôi vợ là người đẹp nhất
- Perfect Husband: Người chồng tuyệt vời
- Husband Hunter: Chiến dịch săn chồng
- My wife's hobby is going to shopping: Sở thích của vợ tôi là đi mua sắm
- Almost married couples go on honeymoon after wedding: Hầu các cặp vợ chồng đều đi hưởng tuần trăng mật sau khi cưới
Một số từ vựng liên quan về tình yêu và hôn nhân:
- Helpmate: / ́hʌzbənd/: Người bạn đời (tức là vợ, chồng).
- Bridegroom: /ˈbraɪdˌgrum/ hoặc ˈbraɪdˌgrʊm/: Chú rể.
- Marriage: /ˈmærɪdʒ/: Kết hôn
- Mother-in-law: /'mʌðərinlɔ:/: Mẹ vợ, mẹ chồng
- Father-in-law: /ˈfɑː.ðɚ.ɪn.lɑː/: Bố chồng, bố vợ
- Financee: /fiˈɒn.seɪ/: phụ dâu
- Adultery: /əˈdʌl.tər.i/: Ngoại tình
- Wedding dress: /ˈwed.ɪŋ/ /dres/: Váy cưới
- Honeymoon: /ˈhʌn.i.muːn/: Tuần trăng mật
- Widower: /ˈwɪd.əʊ.ər/: góa vợ
- Exchange rings: /ɪksˈtʃeɪndʒ rɪŋ/: trao nhẫn
- Marriage vows: /ˈmær.ɪdʒ/ /vaʊ/: đọc lời thề
- Mistress: /ˈmɪs.trəs/: Tình nhân
- Newly wed: /ˈnjuː.li/ /wed/: Mới cưới
- Boyfriend: /ˈbɔɪ.frend/: Bạn trai
- Girlfriend: /ˈɡɜːl.frend/: bạn gái
- Maid of honor: /ˌmeɪd əv ˈɑn·ər/: Phù dâu
- Lovelorn: /ˈlʌv.lɔːn/: Thất tình
- Unrequited love: /ˌʌn.rɪˈkwaɪ.tɪd/ /lʌv/: Yêu đơn phương
- Sweetheart: /ˈswiːt.hɑːt/: Người yêu
Để cuộc sống hôn nhân lúc nào cũng hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười thì các cặp đôi nên thường xuyên vun đắp tình cảm, dù chỉ là những lời nói rất đơn giản cũng khiến đối phương cảm thấy vui vẻ. Lời chúc đầu tuần, tuần mới dành cho vợ ngọt ngào, lãng mạn sẽ làm người bạn đời cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, có động lực để hoàn thiện mọi việc trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, ngoài các từ vựng liên quan đến cặp vợ chồng, hôn nhân, gia đình bằng tiếng Anh thì nhiều chàng trai cũng băn khoăn không biết tỏ tình với người mình thích như thể nào? Việc sử dụng những câu nói lời yêu thương dành cho đối phương sẽ khiến cô nàng cảm thấy hạnh phúc, sung sướng. Vậy nói "Anh yêu em, anh nhớ em" trong tiếng Anh là gì? Có phải I love you, miss you không?
Trong gia đình, ngoài vợ chồng, chúng ta còn bắt gặp các mối quan hệ như cô, dì, thím, mợ, chú bác, dượng ... vậy theo bạn những danh từ này trong tiếng anh được gọi là gì, bạn tham khảo Cô trong tiếng Anh gọi là gì ở đây.
Happy Ending cũng là từ được sử dụng nhiều trong đám cưới, lễ ăn hỏi. Vậy từ Happy Ending này là gì. Bài viết tại đây sẽ giúp bạn trả lời.
https://thuthuat.taimienphi.vn/vo-chong-trong-tieng-anh-la-gi-37366n.aspx
Anh Giang Nguyễn cho rằng điểm IELTS cao chưa chắc là giỏi tiếng Anh và phụ huynh không nên lấy tiếng Anh để đánh giá thế nào là học sinh giỏi.
Dưới đây là chia sẻ của anh Giang Nguyễn, từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston (Mỹ):
Phụ huynh thường hỏi tôi "Thầy ơi thế nào là giỏi tiếng Anh"? Tôi cười và chưa biết phải trả lời thế nào cho phải.
Một phụ huynh lại kể với tôi con họ thi TOEFL Junior được điểm cao lắm, cháu còn được mấy giải gì đó do các trung tâm tổ chức. Tôi chỉ hỏi "Thế cháu có chăm đọc sách và đọc truyện tiếng Anh không? Cháu có chịu khó lên Youtube xem các phim khoa học bằng tiếng Anh không? Cháu có chăm viết, có sáng tác truyện bằng tiếng Anh không"? Phụ huynh lắc đầu với những câu tôi hỏi.
Anh Giang Nguyễn từng tốt nghiệp Đại học Cornell và Đại học Luật Boston (Mỹ). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Ngày xưa, các cụ nhà mình không hề có Internet, không có các giải đi thi, không có từ điển để tra, không có "Tây" để luyện nói, nhưng lại tự học tiếng Anh rất tốt.
Hồ Chí Minh là tấm gương học ngoại ngữ siêu hạng. Bác là con nhà nho, từ nhỏ đã theo cha họp bàn với các cụ chí sĩ, nhà nho yêu nước nên rất thạo chữ nho. Lớn lên, Hồ Chí Minh học trường Pháp nên nói tiếng Pháp tốt là điều đương nhiên. Nhưng việc viết báo, đọc tài liệu tiếng Anh có lẽ là nhờ quá trình tự học.
Có thời gian, Bác sang Boston sống và làm việc. Tuy nhiên, Bác chủ yếu sống ở khu người Hoa. Vậy mà khả năng dùng tiếng Anh của Bác vẫn rất tốt. Bác viết báo, tranh luận các vấn đề chính trị - xã hội sâu sắc bằng thứ tiếng Anh học cóp nhặt hàng ngày.
Tôi đọc lá thư Bác viết cho Tổng thống Mỹ Truman mới thấy trình độ ngoại ngữ bây giờ của con em mình, ở thời đại mà điều kiện học tập rất đầy đủ, là quá thấp. Tôi đọc tác phẩm dịch của các cụ Trần Kiệm, Đắc Lê, Hoàng Túy, tìm hiểu mới thấy các cụ toàn tự học tiếng Anh. Các cụ không ai dám nhận giỏi tiếng Anh.
Còn ngày nay thì sao? Hình như việc giỏi tiếng Anh được lượng hóa bằng các kỳ thi. Các mẹ ào ào cho con đi thi TOEFL Primary, Junior, rồi giải này giải kia và tưởng rằng thế là giỏi tiếng Anh. Theo tôi, thi thố chỉ là một góc nhỏ, là sự động viên, khích lệ các con học tập tốt hơn. Còn giỏi tiếng Anh ư, chắc còn xa lắm.
Tôi lấy ví dụ các học trò của tôi thi IELTS 7.5, thậm chí có em đạt 8.0 khi mới học lớp 8-9. Nhưng khi các em sang Mỹ du học lại phát hoảng vì ngồi trong lớp vẫn không hiểu bài. Sang đến đây mới biết là mấy thứ tiếng Anh học ở nhà để đi thi IELTS hay TOEFL chẳng ăn thua gì. Động đến môn Văn học Anh - Mỹ, phải viết các bài nghị luận, bình luận văn học là chào thua. Có nhiều cháu về Việt Nam học thêm môn viết và SAT, dù đang học cấp 3 ở Anh, ở Mỹ vì thấy ở Mỹ người ta không có lò luyện, tự học thì thấy khó.
Tôi cho rằng học sinh có thể được gọi là giỏi tiếng Anh khi đọc sách, viết nhật ký, viết truyện bằng tiếng Anh, dùng tiếng Anh để đọc sách khoa học, xem phim, đi thi mà không cần đi luyện. Nhưng lật lại câu chuyện một chút. Nói như vậy có phải học sinh trường quốc tế đều giỏi tiếng Anh không vì các em học bằng tiếng Anh cả? Tiếng Anh chỉ là công cụ giao tiếp, học tập, chứ không phải là thứ ngôn ngữ chúng phải bò ra học để thi mấy giải "ảo" như con em nhà mình?
Đứng trên góc nhìn của nhiều phụ huynh, không hẳn học sinh trường quốc tế đều giỏi tiếng Anh bởi các em nghe nói vèo vèo thế thôi nhưng động vào mấy bài thi chuyên, thi giải thành phố, quận huyện là không ổn. Thế nên cho nhóm học sinh đó đi thi lại kém xa mấy em trường công luyện chuyên.
Nhiều phụ huynh lấy kết quả để đo bản lĩnh và năng lực ngôn ngữ, lại bảo "Ôi dào, trường quốc tế tiếng Anh kém hơn trường công nhiều". Nhưng nếu suy nghĩ theo kiểu lấy mấy giải thi truyền thống ra để đo độ giỏi tiếng Anh thì có lẽ là thiển cận vì học sinh học trường quốc tế từ bé có biết thế nào là giỏi tiếng Anh đâu, các cháu đã sử dụng tiếng Anh như công cụ giao tiếp và học tập bình thường rồi. Các cháu đã vượt xa tiêu chuẩn khuôn thước đo giỏi tiếng Anh của Việt Nam.
Vậy thế nào mới là giỏi tiếng Anh? Đoạt giải nhất tiếng Anh quốc gia, hay đạt 9.0 IELTS mới là giỏi?
Tôi thấy các con chăm chỉ nghe, đọc, viết và đặc biệt là đọc truyện tiếng Anh, chịu khó tham gia một số kỳ thi quốc tế như hùng biện, ham đọc khoa học, lịch sử, và coi tiếng Anh như thể là điều gì đó tự nhiên thì tạm được coi là giỏi tiếng Anh. Sâu xa hơn, tôi mong từ nay chúng ta không phán xét thế nào là giỏi tiếng Anh nữa và cũng không mang tiếng Anh ra để đánh giá một đứa trẻ giỏi hay kém.
Hãy nhìn xa hơn, toàn diện hơn là làm sao cho bọn trẻ giỏi toán, khoa học, đam mê văn học, lịch sử, nghệ thuật. Còn tiếng Anh ư, các con cứ học từ từ, dần dần, mỗi ngày một ít, mỗi năm tiến lên một chút, rồi đến lúc cần luyện thi mấy chứng chỉ SAT, IELTS, TOEFL thì dồn tâm sức đi thi. Điều quan trọng là các con xây dựng nền kiến thức tổng hợp từ khi còn tấm bé về các lĩnh vực khoa học.
Tiếng Anh có học cố cả đời không giỏi được, mà chỉ đủ để đi học, viết bài báo xuất bản, thế là tốt lắm rồi! Đó là câu chuyện của tương lai, còn hôm nay các con vẫn cứ chăm chỉ cóp nhặt, mỗi ngày một chút!
Không ai giỏi tiếng Anh cả, chỉ có ai chăm đọc sách hơn ai mà thôi!