Việt Nam Những Chuyến Đi20173:35
Việt Nam Những Chuyến Đi20173:35
Lúc bắt đầu chuyến du lịch bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng bao nhiêu thì chặng đường về sẽ mệt mỏi bấy nhiêu. Đơn giản vì bạn đã tiêu tốn năng lượng cho những ngày vi vu rồi và quan trọng hơn là không còn sự háo hức ban đầu nữa.
Và thử nghĩ xem, bạn đã dành hết năng lượng cho chuyến du lịch, sau đó lại ngồi suốt chuyến bay dài, tiếp theo là chờ lấy hành lý. Chưa hết đâu, sau khi ra khỏi sân bay bạn lại phải xếp hàng (hoặc thậm chí là bị chen lấn) đón taxi hoặc phương tiện công cộng về nhà với lỉnh kỉnh vali, túi xách trong khi tiếng nói trong đầu lúc này là “muốn về nhà ngay và luôn” để được nghỉ ngơi. Chỉ vậy thôi cũng đã thấy mệt mỏi thêm mấy lần mất rồi!
Thay vào đó, hãy để việc trở về nhà sau chuyến du lịch dễ dàng hơn bằng cách đặt trước các dịch vụ đưa đón từ sân bay, hoặc dùng các ứng dụng đặt xe cá nhân để rút ngắn thời gian và công sức chờ đợi.
Sau chuyến đi, bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác uể oải vì di chuyển bằng máy bay và lệch múi giờ (jetlag). Thông thường, bạn sẽ muốn ngủ nhiều nhất có thể với mong muốn lấy lại sức nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này lại càng kéo dài cảm giác mệt mỏi của bạn nhiều ngày sau đó.
Thay vì dành tất cả thời gian khi trở về để ngủ, bạn cần lên kế hoạch chuyến đi một cách khoa học nhất để giấc ngủ và đồng hồ sinh học của bạn không bị đảo lộn. Lời khuyên cho bạn là tránh chọn những chuyến bay hạ cánh vào buổi sáng, vì bạn sẽ phải mệt mỏi thức chờ đến giờ ngủ. Hãy lên lịch trình trước để bạn hạ cánh vào trước giờ ngủ bình thường đủ để kịp di chuyển về nhà và lên giường đúng giờ.
Bạn cũng đừng ngại ngần ngủ nướng thêm 1 – 2 giờ đồng hồ vào sáng hôm sau. Với giấc ngủ dài hơn một chút, bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh hơn khi thức dậy.
Thông thường, hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn khi đi du lịch để đáp ứng nhu cầu khám phá ẩm thực địa phương. Không chỉ vậy, chúng ta thường có khuynh hướng bỏ qua việc ăn kiêng, thậm chí “lơ là” vệ sinh thực phẩm. Việc ăn nhiều và hấp thu những thức ăn khó tiêu có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi sau chuyến đi.
Vì thế, hãy lên kế hoạch thanh lọc cơ thể (detox) ngay sau mỗi lần đi du lịch để cơ thể tiêu hoá và loại bỏ những tạp chất còn tồn đọng từ các bữa ăn “thả phanh”.
Uống nhiều nước, trà thảo mộc, cùng với chế độ ăn lành mạnh: thêm nhiều rau quả, các loại hạt ngũ cốc, giảm đường, hạn chế ăn thịt hay các món chiên xào sẽ đào thải độc tố và các chất gây hại, giúp bạn thanh lọc để cơ thể.
Thực hiện kế hoạch thanh lọc này 3 ngày sẽ giúp cơ thể loại bỏ cảm giác nặng nề và quay lại trạng thái cân bằng.
Việc dành cho mình thời gian quá ngắn để nghỉ ngơi và trở lại công việc ngay ngày hôm sau sẽ khiến bạn bị đuối sức. Hãy dành cho mình thêm một ngày nghỉ để sắp xếp lại cuộc sống trước khi bắt đầu trở lại làm việc. Khi đó, bạn còn có thêm thời gian để dọn dẹp nhà cửa, thu dọn hành lý và quà lưu niệm, giặt giũ, thư giãn và nghỉ ngơi. Việc dành thời gian để sắp xếp cuộc sống và nghỉ ngơi sau chuyến đi sẽ giúp bạn bắt đầu quay lại công việc một cách thoải mái và đầy hứng khởi.
Bạn có thể rất muốn quay trở lại nhịp sống bình thường, nhưng bạn không muốn đối diện với cảm giác tất bật khi trở lại công ty. Trước khi đi, hãy dành thời gian để lên lịch trình đầy đủ hoặc hoàn thành một số công việc cho một tuần sau kỳ nghỉ. Việc này sẽ giúp bạn không bị stress, mệt mỏi và kiệt sức khi trở lại nhịp sống thường ngày.
Ngoài ra, vào những ngày sau kỳ nghỉ, hãy tạm từ chối các cuộc gặp gỡ và các buổi tiệc tùng để tinh thần và thể chất được điều chỉnh lại. Bạn cần ít nhất một tuần để cân bằng lại cuộc sống trước khi có thể thực sự vui vẻ tham gia các buổi gặp mặt.
Trên đây là những cách giúp bạn nhanh chóng phục hồi sau mỗi chuyến đi. Tùy lịch trình và chế độ ăn uống suốt kỳ nghỉ, bạn có thể điều chỉnh thời gian và mức độ thực hiện những điều trên để phù hợp với bản thân. Hãy thử áp dụng những bí quyết này cho chính mình trong chuyến đi tiếp theo hoặc chia sẻ cùng bạn bè nhé!
Prudential chúc bạn luôn cân bằng sau mỗi chuyến đi!
Đức Huy tên đầy đủ là Đặng Đức Huy sinh ngày 10 tháng 6 năm 1947 tại Sơn Tây.
Sinh trưởng trong một gia đình Công giáo, từ năm 4 tuổi ông phải cuộc sống không ổn định, ở hết với cô lại đến bác. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Nam. Gia đình ông lưu lạc nhiều nơi, từ Đà Nẵng, Đà Lạt, qua Nha Trang, sau cùng định cư tại Sài Gòn.