Tầm Quan Trọng Của Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế

Tầm Quan Trọng Của Du Lịch Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế

Câu 3. C. Tạo ra các tệ nạn xã hội. (Nghề nghiệp chân chính không tạo ra tệ nạn xã hội, mà ngược lại giúp hạn chế tệ nạn xã hội.)

Câu 3. C. Tạo ra các tệ nạn xã hội. (Nghề nghiệp chân chính không tạo ra tệ nạn xã hội, mà ngược lại giúp hạn chế tệ nạn xã hội.)

Lợi ích mà trẻ em nhận được khi làm việc nhà

Việc giao việc nhà cho trẻ giúp cho cha mẹ có thời gian tham gia những hoạt động khác, nhưng đó không phải là lý do duy nhất mà cha mẹ mong đợi trẻ tham gia. Các nghiên cứu cho thấy việc nhà rất tốt cho trẻ em.

Một cuộc nghiên cứu nổi tiếng trong 75 năm của Harvard đã kiểm tra các biến số tâm lý xã hội thời thơ ấu và các quá trình sinh học dự đoán sức khỏe và hạnh phúc sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng những đứa trẻ làm việc nhà sẽ tốt hơn sau này trong cuộc sống.

Việc nhà là yếu tố dự đoán tốt nhất về việc trẻ em có nhiều khả năng trở thành những người  trưởng thành vui vẻ, khỏe mạnh và độc lập.

Tại sao việc quét nhà và dọn dẹp bàn học lại quan trọng đối với cuộc sống của trẻ em?  Lý do là trẻ cảm thấy có năng lực khi làm việc nhà. Dù đang dọn giường hay đang quét nhà, việc giúp đỡ này sẽ giúp trẻ cảm thấy có khả năng.

Làm việc nhà cũng giúp trẻ cảm thấy mình là một phần của nhóm. Hỗ trợ và giúp đỡ các thành viên trong gia đình là điều tốt và nó khuyến khích trẻ trở thành những công dân tốt.

Dưới đây là một số ý tưởng về công việc nhà cho trẻ em ở các độ tuổi khác nhau

Công việc cho trẻ từ 2 đến 3 tuổi

Trẻ em ở giai đoạn này trẻ có thể được giao những công việc đơn giản liên quan đến như: nhặt đồ chơi và sách, bỏ quần áo vào sọt, đặt quần áo vào móc quần áo

Trẻ em mẫu giáo có thể làm các công việc của mình như việc tự thu dọn phòng, dọn dẹp bát đĩa sau bữa ăn. Trẻ có thể chuẩn bị bữa ăn, dưới sự giám sát. Giúp phân quần áo sạch thành từng phần cho mỗi thành viên trong gia đình và gấp quần áo của trẻ.

Công việc nhà cho trẻ em trong độ tuổi đi học

Khi trẻ em bắt đầu đi học, trách nhiệm của chúng với các công việc nhà cũng sẽ tăng lên. Trẻ em trong độ tuổi đi học nên tiếp tục làm các công việc nhà liên quan đến việc tự thu dọn. Ví dụ, dạy trẻ cất giày và ba lô khi đi học về, dọn dẹp bàn học, phòng cá nhân, tưới nước cho vườn cây trong nhà, cho vật nuôi ăn, lau bàn ghế,..

Dần dần thêm việc nhà mới vào danh sách việc nhà của trẻ. Khi công việc trở nên khó hơn, hãy dạy trẻ từng bước cách thực hiện từng công việc. Ví dụ, nếu trẻ muốn tự cất quần áo của mình, hãy dạy trẻ xếp quần áo như thế nào, đặt quần áo ở đâu và các loại quần áo ở vị trí nào. Khen ngợi nỗ lực của trẻ và khuyến khích trẻ tiếp tục thực hiện.

Thanh thiếu niên cần thực hiện những công việc giúp chuẩn bị cho cuộc sống sau này. Giao việc nhà như chuẩn bị bữa ăn, cắt cỏ hoặc giặt giũ. Những kỹ năng sống này sẽ rất quan trọng sau khi học trung học để thanh thiếu niên có thể sống tự lập.

Cho trẻ một khoản phụ cấp có thể thúc đẩy trẻ làm việc nhà. Nó cũng có thể là một cách để dạy trẻ về cách quản lý tiền bạc.

Việc liên kết các công việc nhà của trẻ với tiền tiêu vặt có thể dẫn đến việc mặc cả xem giá trị công việc nhà là bao nhiêu. Nó cũng có thể cản trở ý tưởng làm việc nhà là trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng nếu trẻ cảm thấy có động lực làm việc nhà để có tiền tiêu vặt, hãy làm theo cách đó. Nếu cha mẹ quyết định bỏ tiền để trẻ làm việc nhà, hãy giải thích công việc một cách rõ ràng để không bị nhầm lẫn hoặc mặc cả về việc cần phải làm và làm khi nào.

Cha mẹ có thể tạo mọi động lực cho trẻ bằng cách thay đổi công việc theo thời gian, để bắt kịp với sự thay đổi sở thích của trẻ. Đây cũng là một cách luân chuyển công việc, tạo sự gắn kết, tạo ra những khoảng khắc đặc biệt và tạo sự cởi mở hơn giữa các thành viên trong gia đình.

Chuyên gia Tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Dung Đơn vị Tâm lý – Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố

Một số chuyên gia kinh tế hàng đầu Châu Á đã có những đánh giá tại Diễn đàn quốc tế về Phát triển kinh tế và Chính sách công tại Indonesia (tháng 12/2016) cho rằng các nước có tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ phát triển nhanh hơn. Kinh nghiệm quốc tế từ các nước Châu Á về những yếu tố quyết định của tỷ lệ tiết kiệm cao và thực tế tỷ lệ tiết kiệm cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao hiện nay chỉ xảy ra tại các nước đang phát triển.

Chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm hoặc là thông qua tăng tiết kiệm khu vực công (tiết kiệm của Chính phủ) hoặc thông qua ban hành các biện pháp khuyến khích để thúc đẩy tiết kiệm tư nhân. Tiết kiệm khu vực công là chênh lệch giữa số thu của Chính phủ và chi tiêu của Chính phủ. Nếu chi vượt thu, Chính phủ sẽ bị thâm hụt ngân sách, có nghĩa là tiết kiệm của Chính phủ có giá trị âm. Những chính sách làm giảm thâm hụt (như giảm mua sắm của Chính phủ hay tăng thuế) làm tăng tiết kiệm khu vực công, trong khi những chính sách làm tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tiết kiệm công. Có nhiều chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tiết kiệm tư nhân. Quyết định tiết kiệm của một hộ gia đình có thể phụ thuộc vào sinh lợi từ tiết kiệm; sinh lợi từ tiết kiệm càng cao, càng hấp dẫn tiết kiệm. Các biện pháp khuyến khích thuế như tài khoản hưu trí miễn thuế dành cho cá nhân, và ưu đãi thuế đầu tư dành cho các công ty giúp tăng sinh lợi từ tiết kiệm và khuyến khích tiết kiệm tư nhân.

Thúc đẩy phát triển khu vực tài chính nhằm phục vụ mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế và việc làm thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Sự phát triển khu vực tài chính căn bản (các nước phát triển) so với chính sách phát triển khu vực tài chính trong trường hợp cần phải đáp ứng mục tiêu tăng trưởng và việc làm của chính phủ hay yêu cầu tài trợ thâm hụt ngân sách (các nước đang phát triển) là rất khác nhau. Vì vậy, ở mỗi quốc gia các giải pháp để giải quyết nhu cầu phát triển khu vực tài chính cũng khác nhau. Tại Indonesia trong bối cảnh nhu cầu nguồn vốn cho đầu tư cao, đã tìm ra phương pháp tối ưu để tập trung và huy động vốn tiền gửi tiết kiệm nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Sáng kiến và chính sách của chính phủ để thu hút tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm dài hạn để phát triển kinh tế nhanh và bền vững hơn. Đẩy mạnh hoạt động của các chương trình Quỹ hưu trí tư nhân. Hoạt động của chương trình Quỹ hưu trí tư nhân sẽ làm tăng vốn tiết kiệm và đóng vai trò như một trung gian tài chính hiệu quả trong đầu tư. Vai trò mới của BPJS (Công ty quản lý nhà cung cấp an sinh xã hội theo Luật BPJS) tại Indonesia trong việc huy động vốn tiết kiệm và những đóng góp của nó đến sự phát triển của hệ thống tài chính. Nghiên cứu vai trò của nguồn vốn bằng nội tệ trong việc đảm bảo nhu cầu nguồn vốn dài hạn cần nghiên cứu kỹ các thị trường đang phát triển, chi phí và lợi ích từ giảm thiểu rủi ro tỉ giá hối đoái, phát triển cách tiếp cận vốn tập trung và làm rõ các thách thức tác động đến nguồn vốn dài hạn bằng đồng nội tệ.

Những nhân tố có thể tác động đến việc huy động vốn tiền gửi tiết kiệm:

+     Ở các nước đang phát triển mặc dù GDP cũng như thu nhập bình quân/ đầu người là rất thấp, nhưng nhu cầu đầu tư cho phát triển luôn ở mức cao. Chính vì vậy,  cần phải tăng tỷ trọng đầu tư để đẩy nhanh và duy trì tăng trưởng kinh tế.

+     Nhu cầu cung cấp một nguồn tài chính dài hạn, hiệu quả và có sẵn cần thiết để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho cả khu vực công và khu vực tư là rất lớn, khiến lãi suất tiết kiệm dài hạn có thể tăng cao, điều này có thể khuyến khích người gửi tiền, nhưng lại không khuyến khích người vay tiền.

+     Suy thoái kinh tế khu vực và quốc tế, sản xuất tăng trưởng thấp và lạm phát thấp cho cơ hội để giảm lãi suất, cải thiện dịch vụ và thúc đẩy hòa nhập tài chính, làm cho nguồn vốn dư thừa tạo điều kiện cho các nước đang phát triển có thể huy động được.

+     Huy động tiết kiệm cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố trong và ngoài nước. Tiềm năng kinh tế của quốc gia, các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định, nâng cao hiểu biết về tài chính, quy định về cạnh tranh, quản trị và điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả... là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến huy động tiết kiệm để hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển kinh tế.

+     Ngành tài chính, đặc biệt là các ngân hàng cần phát triển dịch vụ dựa trên việc hoạt động và áp dụng tài chính, công nghệ cao; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng; đa dạng hóa các loại hình sản phẩm huy động vốn, nhưng không chạy đua để làm tăng lãi suất.

+     Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cần được tái cơ cấu, cần giới thiệu nhiều sản phẩm, ưu đãi và các quy định tự do hơn để đáp ứng nhu cầu tài chính lâu dài cho sự phát triển các dự án cơ sở hạ tầng, đặc biệt cho vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Tiền gửi tiết kiệm có vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế, nên nhiều nước đang phát triển đã thành lập ra một bộ phận (có thể nằm tại NHTW hoặc bộ tài chính) để theo dõi, ban hành hoặc phối hợp đề suất các chính sách, đảm bảo thu hút tiền gửi tiết kiệm đạt hiệu quả./.

Vốn ODA Nhật Bản để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản diễn ra sáng nay, 7/3.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Nhật Bản là một trong những mối quan hệ hợp tác phát triển song phương thành công nhất của Việt Nam thời gian qua, “là một trụ cột quan trọng, là cầu nối, là chất xúc tác cho các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước cùng phát triển”.

Sau hơn 30 năm, kể từ năm 1992 đến nay, với trên 2.700 tỷ Yên ODA vốn vay, gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và xấp xỉ 180 tỷ Yên hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật, viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam.

ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện ở 4 điểm chính.

Thứ nhất, ODA Nhật Bản để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Thứ hai, ODA Nhật Bản góp phần hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.

Thứ ba, ODA Nhật Bản gián tiếp hoặc trực tiếp tạo ra điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản. “Đặc trưng ODA Nhật Bản là được sử dụng cho các dự án xây dựng hạ tầng quy mô lớn trong các lĩnh vực quan trọng như phát điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, qua đó cải thiện hạ tầng kinh tế xã hội và có tác động to lớn trong việc thu hút FDI ở Việt Nam”,  Thứ trưởng Phương cho hay.

Thứ tư, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo, thông qua các dự án phát triển hạ tầng kinh tế quy mô nhỏ, đầu tư xây dựng các trường học, bệnh viện, đường giao thông nông thôn, cầu nhỏ và các công trình cấp nước, điện sinh hoạt tại các địa phương nghèo.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 2021-2030, nhất là thực hiện 3 đột phá chiến lược, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tiếp tục được xác định là cần thiết và quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam.

Nhật Bản có khả năng cung cấp vốn vay ODA cho các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam, nhất là việc triển khai 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.

Theo Tuyên bố chung Hướng tới mở ra một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản vào tháng 11/2021, hai Thủ tướng nhất trí tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhằm đáp ứng nhu cầu mới phát sinh và lợi ích của hai nước, tương xứng với tiềm năng to lớn của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng hướng tới tương lai, với trọng tâm trong bốn lĩnh vực: Hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đối khí hậu, y tế và chuyển đổi số, vì mục tiêu phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực hợp tác phát triển.

Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ để xử lý dứt điểm các vướng mắc đối với một số dự án sử dụng ODA của Nhật Bản đang triển khai tại Việt Nam.

“Đề nghị phía Nhật Bản xem xét, cung cấp những khoản vay lớn, tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho những dự án quy mô lớn, có tính chất liên vùng của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và y tế”, Thứ trưởng nói.