Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản) ra đời năm 1995 theo quyết định của Bộ Văn hóa - Thông tin trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á ngày một gia tăng, tạp chí được đổi tên thành Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á (năm 2001), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (năm 2006). Về vị trí và chức năng, tạp chí là cơ quan báo chí trực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, đồng thời là diễn đàn khoa học của giới nghiên cứu Đông Bắc Á trên cả nước và quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á có nhiệm vụ công bố những kết quả nghiên cứu khoa học về các nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á trên mọi lĩnh vực, góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức của người Việt Nam về các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực.
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (tiền thân là Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản) ra đời năm 1995 theo quyết định của Bộ Văn hóa - Thông tin trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu nghiên cứu Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á ngày một gia tăng, tạp chí được đổi tên thành Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á (năm 2001), Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (năm 2006). Về vị trí và chức năng, tạp chí là cơ quan báo chí trực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là cơ quan ngôn luận của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và của Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, đồng thời là diễn đàn khoa học của giới nghiên cứu Đông Bắc Á trên cả nước và quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á có nhiệm vụ công bố những kết quả nghiên cứu khoa học về các nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á trên mọi lĩnh vực, góp phần cung cấp những căn cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao nhận thức của người Việt Nam về các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực.
Bà Trần Phương Linh, giám đốc tiếp thị - công nghệ thông tin BenThanh Tourist, cho biết với mùa du lịch lễ Quốc khánh, hãng chủ yếu tập trung vào các chương trình tour có hành trình trung bình hoặc ngắn ngày như chùm tour du lịch các nước Đông Bắc Á, Thái Lan, Singapore, Malaysia.
Ngoài ra, công ty cũng lên lịch khởi hành các đường tour dài ngày vào lễ 2-9 phục vụ nhóm khách có quỹ thời gian thoải mái. Hành trình du lịch tối đa (tour Bắc Âu, săn bắc cực quang) 13 ngày.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Trần Thị Bảo Thu - giám đốc phòng tiếp thị và truyền thông Vietluxtour - cho biết trong dịp nghỉ lễ 2-9 năm nay tỉ lệ khách Việt đi các tour quốc tế chiếm 40% so với tổng lượng khách đặt tour tại đơn vị.
Các điểm đến được săn đón nhiều nhất trong dịp này là tour đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Giá tour trải nghiệm mùa thu tại các điểm đến ở khu vực Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Đài Loan cũng khá hấp dẫn.
Đối với hành trình 5 ngày 4 đêm, các tour có giá dao động từ 16 - 17 triệu đồng/người. Theo các công ty lữ hành, mức giá trong kỳ nghỉ lễ 2-9 tăng khoảng 20 - 25% so với ngày thường, do sự chênh lệch của giá vé máy bay.
Theo ông Phạm Minh Tú - tổng giám đốc Công ty kỳ nghỉ Đông Dương, Trương Gia Giới là một điểm đến được du khách Việt yêu thích trong kỳ nghỉ lễ 2-9 năm nay.
Toàn bộ tour di chuyển bằng đường bay từ Hà Nội đến Trương Gia Giới của đơn vị đã được đặt hết ngay từ cuối tháng 7.
Sở dĩ lượng khách đến với nơi từng là phim trường của Tây du ký, Avatar tăng mạnh bởi các hoạt động xúc tiến, giúp điểm đến này trở nên gần gũi với người Việt. Thêm vào đó, với việc chuyến bay thẳng, du khách chỉ tốn hơn hai giờ bay là đã đặt chân đến TP Trương Gia Giới.
Ông Bùi Thanh Tú - giám đốc marketing Công ty du lịch Bestprice - cho biết do kỳ nghỉ lễ 2-9 khá gần với thời điểm bắt đầu năm học mới, nên du khách đi các tour quốc tế trong dịp này chủ yếu là người đi làm và các bác đã có tuổi.
Còn đối với các gia đình có con nhỏ, các điểm đến gần như Hạ Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Ninh Bình, Sa Pa (Lào Cai), Thanh Hóa vẫn là lựa chọn thu hút tại miền Bắc.
Theo bà Trần Thị Bảo Thu, dù giá tour trọn gói đến các nước Đông Bắc Á trong kỳ nghỉ lễ không quá cao, tuy nhiên du khách có thể tiết kiệm chi phí bằng việc chọn lịch khởi hành sớm hoặc muộn hơn ngày lễ 1 - 2 ngày. Mùa thu tại các nước Đông Bắc Á còn kéo dài đến tháng 10, nên du khách có thể lựa chọn các thời điểm phù hợp.
Tại phía Nam, tuy không có sự bùng nổ về lượt khách như những năm trước đó do ảnh hưởng kinh tế khó khăn, kỳ nghỉ lễ 2-9 diễn ra gần cuối mùa hè vẫn đem đến kỳ vọng cho các công ty du lịch.
Tại Vietravel, bà Nguyễn Nguyệt Vân Khanh - giám đốc ban tiếp thị - cũng chia sẻ tình hình tour tuyến trong kỳ nghỉ lễ 2-9 đang có những tín hiệu tích cực. Dù không phải là đợt cao điểm như các kỳ nghỉ lễ lớn khác, nhưng hãng đã ghi nhận sự quan tâm từ khách hàng đối với các gói tour ngắn ngày.
Với các tour trong nước, khách hàng chủ yếu lựa chọn đến các điểm du lịch phổ biến như khu vực Đông - Tây Bắc (đang vào mùa lúa chín), Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Tây Nguyên, Phú Quốc...
Các đường tour nước ngoài (từ 4 - 5 ngày) khởi hành trong kỳ nghỉ lễ này, du khách sẽ chọn đến các nước: Thái Lan, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Hàn Quốc...