Căn cứ Điều 198 Bộ luật Lao động 2019, đình công được định nghĩa như sau:
Căn cứ Điều 198 Bộ luật Lao động 2019, đình công được định nghĩa như sau:
Các trường hợp người lao động có quyền được đình công bao gồm những trường hợp sau:
Tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích có quyền tiến hành thủ tục quy định của Bộ luật này để đình công trong trường hợp sau đây:
Hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định của Bộ luật này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải;
Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc thành lập nhưng không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Mặc dù tôn trọng và bảo đảm quyền đình công của người lao động nhưng vì các cuộc đình công, nhất là cuộc đình công lớn, dài ngày, thường gây ảnh hưởng, thậm chí có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng; gây hậu quả xấu cho nền kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân và cả đời sống của người lao động; ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, quan hệ và quá trình hội nhập quốc tế… Do đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, xã hội, gồm:
Điều 209. Nơi sử dụng lao động không được đình công
Không được đình công ở nơi sử dụng lao động mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công và việc giải quyết tranh chấp lao động tại nơi sử dụng lao động không được đình công quy định tại khoản 1 Điều này.
– Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện;
– Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;
– Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;
– Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước;
– Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;
– Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.
Hoặc có những trường hợp bị coi là đình công bất hợp pháp, cụ thể như sau:
Không thuộc trường hợp được đình công quy định.
Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định.
Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định của Bộ luật này.
Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
“a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.
Các quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do lựa chọn nơi làm việc. Đặc biệt, đối với lao động nữ sẽ không có sự phân biệt, đối xử nào so với lao động nam.
Để người lao động được hưởng và thực hiện được các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động ghi nhận quyền có việc làm, tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm và được làm việc.
Xuất phát từ quan điểm và nhận thức: con người là vốn quý, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, do đó, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp.
Những đảm bảo về mặt pháp lý để người lao động thực sự được hưởng quyền bảo hộ lao động thể hiện ở các điểm sau:
– Được đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động;
– Được hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;
– Được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
– Được sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc độc hại, nặng nhọc;
– Được đảm bảo các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề; nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng; sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.
Nguyên tắc bảo vệ người lao động không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động; bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện: Làm việc, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và sinh hoạt lành mạnh.
Quyền được nghỉ ngơi là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động.
Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực khác nhau. Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý; còn quy định thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động.