Đối với một doanh nghiệp, thương hiệu là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, đầu tiên phải kể đến đội ngũ công nhân viên.
Đối với một doanh nghiệp, thương hiệu là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thương hiệu của doanh nghiệp, đầu tiên phải kể đến đội ngũ công nhân viên.
Trong chiến lược nhân sự của Vingroup luôn chú trọng đến phúc lợi cho người lao động. Theo đó, khi làm việc tại Vingroup, người lao động sẽ làm 8 giờ/ngày. Mọi nhân viên của Vingroup đều được hưởng chế độ nghỉ phép theo quy định của Luật Lao động, được đóng bảo hiểm đầy đủ…
Bên cạnh đó, Vingroup còn đảm bảo đồng phục, thiết bị bảo hộ lao động, dụng cụ lao động, máy móc… cho nhân viên theo từng ngành nghề và cam kết mang đến một môi trường lao động lành mạnh, công bằng, chuyên nghiệp nhất.
Nhân viên Vingroup còn được hưởng các chế độ phụ cấp, bao gồm: Tiền phương tiện đi lại, tiền cơm trưa, tiền điện thoại, hỗ trợ xe đưa đón nhân viên ở xa…
Thêm vào đó, nhân viên Vingroup còn được hưởng các chế độ phúc lợi khác từ tập đoàn mang lại như: Tặng quà vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, sinh con, kết hôn; tổ chức sinh hoạt nghỉ mát và du lịch cho nhân viên; thành lập quỹ hỗ trợ nhân viên khó khăn, thành lập quỹ tương thân tương ái với cho vay không lãi suất… Ngoài ra, Vingroup còn có những chế độ khen thưởng riêng cho nhân viên xuất sắc để khích lệ nhân viên làm việc tốt hơn.
Vingroup với tên đầy đủ là Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup, trụ sở chính tại Hà Nội. Với tiền thân là tập đoàn Technocom thành lập vào năm 1993 tại Ucraina. Năm 2012, Công ty cổ phần Vingroup chính thức đi vào hoạt động với mô hình tập đoàn. Vingroup đã sát nhập 2 công ty cổ phần Vinpearl và công ty cổ phần Vincom lại với nhau, ông Phạm Nhật Vượng chính là người đứng đầu, là chủ tịch của tập đoàn Vingroup.
Với định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái, các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Công ty Vingroup là một trong số các tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất khu vực châu Á. Giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 16 tỷ đô la Mỹ. Đơn vị này hoạt động trên 7 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Vingroup còn được biết đến là một tập đoàn kinh tế hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời có tầm ảnh hưởng quốc tế. Với số lượng nhân sự lớn lên đến 1000 người, để quản lý con người hiệu quả, Vingroup đã có chiến lược nhân sự tuyệt vời.
Trong chiến lược nhân sự của Vingroup, ông Vượng còn cho biết, mỗi nhân viên phải tự chịu trách nhiệm về công việc của mình làm. Vì có như vậy, họ mới là người chịu trách nhiệm cao nhất về công việc của chính mình và từ đó cố gắng hoàn thành công việc được giao. Nếu nhân viên nào không hoàn thành tốt, tuỳ theo mức độ có thể sẽ bị phạt, kỷ luật, thậm chí bị đào thải.
Một trong những cuộc cách mạng về chiến lược nhân sự của Vingroup đó chính là chuẩn hóa và đơn giản hóa để nâng cao hiệu quả quản lý cho doanh nghiệp. Theo đó, chuẩn hóa ở Vingroup đó chính là quản lý nhân viên chi tiết và hiệu quả nhất bằng cách phân chia kế hoạch làm việc rõ ràng cho mỗi nhân viên theo mỗi phòng ban, mỗi bộ phận sẽ có trách nhiệm trong việc quản lý nhân viên của mình. Thêm vào đó, phải phân tầng hệ thống nhân viên trong doanh nghiệp để dễ dàng quản lý…
Việc chuẩn hóa trong cách quản lý của Vingroup còn thể hiện trong cơ chế quản lý chặt chẽ, đặc biệt là người quản lý phải kiểm soát được nguồn hàng tăng hay giảm, hàng tồn, các khoản nợ, năng suất làm việc của nhân viên…
Bên cạnh đó, Vingroup còn đơn giản hóa trong việc quản lý bằng cách dùng phần mềm quản lý nhân sự để quản lý số lượng nhân viên đông đảo tập trung làm việc tại một trụ sở văn phòng từ số lượng 50 người trở lên.
Phải khẳng định rằng, cách quản lý nhân sự của Vingroup tuyệt vời và sáng tạo. Chính vì thế mà họ đã giữ chân được nhân viên giỏi và tiếp tục phát triển công ty với mạng lưới dày đặc trên cả nước với đa lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Bài học về quản lý nhân sự của Vingroup đáng để các doanh nghiệp startup học hỏi và lưu tâm.
Hy vọng với bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách quản lý nhân sự tốt nhất của Vingroup, từ đó học hỏi để áp dụng cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công!
Thanh Nguyễn: Thưa chị Tâm, là một chuyên gia tâm lý nhưng lại đào đạo cho khối doanh nghiệp rất nhiều, theo chị, vai trò của "Tâm lý học" trong công tác quản lý nhân sự là gì?
Chị Tâm: Kỹ năng thấu hiểu và điều hành "đúng tâm lý" là vô cùng quan trọng trong việc quản trị nguồn nhân lực bởi vì "Một chiếc áo không thể mặc vừa tất cả mọi người". Người lãnh đạo nhạy cảm, hiểu sâu tâm lý có thể tiếp cận tốt từng cá thể và đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
Thanh Nguyễn: Anh Chính cũng là người rất coi trọng việc ứng dụng các công cụ tâm lý trong quản lý, xin anh chia sẻ hình thức mà công ty anh đang áp dụng và hiệu quả thế nào?
Anh Chính: Từ năm 2011, công ty United International Pharma (UIP) đã chọn áp dụng công cụ đánh giá tính cách nhân viên có tên là DiSC cho toàn bộ đội ngũ lãnh đạo và quản lý nòng cốt. Lợi ích của việc sử dụng bài trắc nghiệm chung là giúp mọi người xây dựng được cách hiểu chung về các loại tính cách cũng như cách hành xử của từng loại tính cách, từ đó cải thiện tích cực các mối quan hệ nội bộ, năng lực lãnh đạo cũng như chỉ số gắn bó của nhân viên. Song song đó, chúng tôi cũng xây dựng kiểu hành vi mong muốn (Role Behavior Analysis - RBA) cho từng vị trí công việc, tạo thuận lợi nhiều cho công tác tuyển dụng, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ.
Thanh Nguyễn: Tìm hiểu tâm lý của từng nhân viên đã khó, có phương pháp nào để nhà quản lý nắm bắt nhanh tâm lý của nhiều nhân viên cùng lúc hay không ?
Chị Tâm: Ai cũng từng nghe "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng" nhưng không phải ai cũng áp dụng được nguyên tắc này trong công việc và cuộc sống. Tôi rất đồng tình với chia sẻ của anh Chính việc cùng ứng dụng một công cụ chung nào đó giúp mọi ngưởi hiểu nhau nhanh và dễ dàng hơn, vì thế luôn khuyên các nhà quản lý hãy tìm hiểu và ứng dụng một công cụ phù hợp để hiểu nhân viên mình hơn, biết cách ứng xử hay động viên nhân viên thế nào cho hiệu quả… Khoảng 3 năm qua, tôi thường giới thiệu "Tâm lý Hình học" - công cụ khá đơn giản và dễ áp dụng chia tính cách con người thành 5 nhóm tượng trưng bởi 1 biểu tượng hình học: hình tròn, hình vuông, tam giác, chữ nhật và hình lượn sóng. Một ví dụ nhỏ nhé: Hình vuông là một biểu tượng ngay ngắn với 4 cạnh bằng nhau và 4 góc vuông tuyệt đối, gợi tới những người nề nếp, gọn gàng nhưng đôi khi cứng nhắc, có thể nói là "vuông vắn" khi họ đóng gói cuộc sống với những nguyên tắc. Ngược lại, có những người sống tình cảm, luôn ôn hòa với mọi người để cuộc sống "tròn trịa" vì họ dễ tổn thương, sợ sự đổ vỡ, sứt mẻ tình cảm... giống như hình tròn là một đường cong mềm mại không có điểm đầu và điểm kết thúc vậy. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng để xếp loại tính cách người nào đó qua một vài lần tiếp xúc không khó, nhưng để hiểu sâu sắc và có cách ứng xử phù hợp, lãnh đạo họ hiệu quả thì luôn cần đầu tư thời gian tìm hiểu và bắt đầu với sự quan tâm thật sự, khi đó các kiến thức tâm lý học được mới thật sự phát huy tác dụng.
Anh Chính: Công cụ tâm lý cũng giống như một loại thuốc vậy, nhưng bác sỹ cũng rất quan trọng. Bác sỹ giỏi dùng đúng thuốc thì hết bệnh nhưng dùng sai thì rất nguy hiểm. Do vậy điều quan trọng là phải hiểu đủ sâu thì mới ứng dụng tốt các công cụ tâm lý, vì thế UIP thường xuyên mở các khóa huấn luyện về cách đọc báo cáo và cập nhật các kiến thức mới liên quan tới DiSC để đội ngũ quản lý của chúng tôi hiểu và áp dụng tốt hơn trong thực tiễn công việc.
Thanh Nguyễn: Theo kinh nghiệm của chị Tâm thì các doanh nghiệp tại Việt Nam có thể áp dụng các công cụ tâm lý nào trong quản lý nhân lực?
Chị Tâm: Nói chung các công cụ tâm lý đều bắt nguồn từ nước ngoài và hiện cũng đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tùy nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, tôi thường áp dụng một số công cụ như : Giúp hiểu tính cách bằng công cụ MBTI hoặc Tâm lý hình học; Xác định loại công việc đam mê bằng SII (Strong Interest Inventory); Xác định giá trị cá nhân bằng phương pháp Rokeach hay giúp giải quyết mâu thuẫn với công cụ TKI, vv
Thanh Nguyễn: Nếu công ty chưa có điều kiện ứng dụng một công cụ tâm lý nào rộng rãi cho toàn bộ nhân viên thì chúng ta vẫn có thể làm những gì để trở thành những nhà quản lý "tâm lý" hơn?
Anh Chính: Một nhà quản lý phải thể hiện được 5 vai trò cốt lõi :1. Quản lý công việc; 2. Quản lý CON NGƯỜI; 3. Quản lý các mối quan hệ; 4.Quản lý các xung đột; 5. Quản lý bản thân. Nhà quản lý có sử dụng công cụ tâm lý hay không thì vẫn phải thể hiện vai trò quản lý con người, muốn làm tốt thì phải hiểu và thu phục được lòng người. Công cụ tâm lý không phải là chiếc đũa thần để giải quyết hết các vấn đề con người trong doanh nghiệp mà chỉ là công cụ hỗ trợ, bản thân người sử dụng công cụ tâm lý quan trọng hơn trong việc để tâm và cố gắng đạt được mục đích HIỂU và THU PHỤC NHÂN TÂM.
Chị Tâm: Bạn vẫn có thể hiểu nhân viên của mình nếu bạn thật sự dành thời gian tìm hiểu và thật sự dùng trái tim của bạn để cảm, có thể không phải lúc nào cũng hoàn hảo nhưng chắc chắn bạn sẽ ngày một có kinh nghiệm hơn trong việc nhìn người và ứng xử.
Thanh Nguyễn: Một lời khuyên cuối cùng mà anh chị muốn gửi đến các nhà quản lý muốn ứng dụng tâm lý học để quản lý nhân sự hiệu quả hơn?
Chị Tâm: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP, nếu bạn thật sự muốn ứng dụng các công cụ tâm lý, hãy tìm hiểu kỹ để lựa chọn phương pháp phù hợp, trong đó cực kỳ quan trọng là phải sử dụng tài liệu chính thống với các chuyên viên tâm lý đã qua đào tạo bài bản. Ngược lại, việc thiếu hiểu biết sâu sắc về các kiến thức và nguyên tắc tâm lý cần thiết rất dễ khiến người sử dụng bối rối và ứng dụng sai lầm, không hiệu quả.
Anh Chính: Công ty là CON NGƯỜI, nên tính cách con người tác động lớn đến suy nghĩ, hành động của tổ chức và cả môi trường làm việc. Đầu tư vào việc sử dụng một số công cụ tâm lý phù hợp có thể giúp doanh nghiệp hiểu được tính cách tự nhiên của con người và dựa trên kết quả này các nhà quản lý nhân sự sẽ có các chương trình để giúp mọi người phát triển bản thân tốt hơn, đưa cái tự nhiên thành cái mong muốn. Chúng ta cũng nên tránh việc học kiểu phong trào cho có, thiếu phần ứng dụng, đó là lý do nhiều doanh nghiệp chưa thành công khi sử dụng công cụ tâm lý.
Thanh Nguyễn: Cảm ơn anh chị đã dành thời gian với Chia Sẻ Để Thành Công.