Học Ngôn Ngữ Ký Hiệu Ở Tphcm

Học Ngôn Ngữ Ký Hiệu Ở Tphcm

Nếu người khiếm thị có bảng chữ nổi, người khuyết tật vận động có xe lăn, thì công cụ hỗ trợ của người Điếc là Ngôn ngữ ký hiệu.

Nếu người khiếm thị có bảng chữ nổi, người khuyết tật vận động có xe lăn, thì công cụ hỗ trợ của người Điếc là Ngôn ngữ ký hiệu.

Gợi ý 5 phần mềm học ngôn ngữ ký hiệu tay hiệu quả

Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, các nhà nghiên cứu đã phát hành ra rất nhiều phần mềm tiện ích hỗ trợ quá trình học ngôn ngữ ký hiệu tay. Trong đó phải kể đến các phần mềm tự học rất tiện lợi trên điện thoại thông minh giúp bạn có thể học mọi lúc mọi nơi.

Dưới đây, Vua Nệm sẽ giới thiệu tới bạn Top 5 app dạy ngôn ngữ ký hiệu được đông đảo người dùng trên khắp thế giới đánh giá cao:

The ASL App cung cấp nhiều loại video trực quan diễn tả cách sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cho các từ thông dụng trong cuộc sống giúp bạn tiếp thu hiệu quả.

App có hệ thống từ điển chứa bảng chữ cái cùng các từ được chia theo nhiều chủ đề cụ thể. Mỗi chữ và từ sẽ được cung cấp kèm theo một video hướng dẫn để người đọc dễ ghi nhớ. Sau khi đã nắm được một vài thông tin chuẩn bạn có thể luyện kỹ năng bằng cách xem các clip hoặc phim ngắn để kiểm tra lại độ tiếp thu kiến thức của bản thân. Điểm cộng của phần mềm là hạng mục Articles tập hợp các nghiên cứu về ngôn ngữ ký hiệu cung cấp các thông tin hữu ích cho người dùng.

Ứng dụng Hands On ASL cung cấp các thẻ từ và câu đố đa dạng nội dung và có tính tương tác cao. Phần giao diện app cũng được thiết kế rất khoa học, dễ sử dụng.Khác với các phần mềm dạng ASL khác, bạn có thể làm cái bài kiểm tra trực tiếp trên phần mềm và có thể quay lại check những bài chưa đạt hoặc làm lại bất cứ khi nào. Tại chuyên mục Movie, phần mềm cung cấp sẵn các bộ phim hay có kèm phụ đề và giải thích bằng ngôn ngữ ký hiệu để bạn dễ dàng nắm bắt cuộc hội thoại.

Nguồn gốc của ngôn ngữ ký hiệu tay

Hiện nay chưa có thông tin nào chứng minh nguồn gốc ra đời của ngôn ngữ ký hiệu tay.  Có thể nói loại ngôn ngữ này xuất hiện độc lập với nhiều cách biểu đạt khác nhau từ trước khi có ngôn ngữ chính thức. Một số bảng chữ cái và hệ thống ký tự tay đã được các nhà khoa học tìm thấy khi khai quật các di tích ở khắp nơi trên thế giới. Nhiều ghi chép cho thấy ngôn ngữ ký hiệu ra đời vào thế kỷ 17 tại khu vực châu Âu.

Tương tự như tiếng nói, ngôn ngữ ký hiệu tay cũng có sự khác biệt giữa từng quốc gia, thậm chí là từng khu vực trong một đất nước. Sở dĩ có sự khác biệt này là do tác động của lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán. Từ  đó cách diễn đạt sự vật, hiện tượng cũng không giống nhau.

Tuy nhiên, theo một vài nghiên cứu thì ngôn ngữ ký hiệu cũng có một vài điểm tương đồng nhất định. Điển hình là việc miêu tả một số hành động phổ biến trong cuộc sống hằng ngày như uống nước. Dù bạn có là người của quốc gia nào đi nữa thì khi diễn tả hành động uống nước cũng sẽ phải dùng động tác giả bộ như đang cầm ly đưa lên miệng.

Trong mỗi người chúng ta dù là bình thường hay mắc các khiếm khuyết như khiếm thính, câm bẩm sinh đều có sẵn 30% kiến thức về ngôn ngữ ký hiệu. Do đó, hai người bị câm điếc bẩm sinh ở hai đất nước khác nhau sẽ có thể giao tiếp tốt hơn người bình thường cho dù họ không biết ngoại ngữ.

Đặc điểm thứ hai của ngôn ngữ ký hiệu tay là tính giản lược. Thay vì diễn đạt một câu đầy đủ cấu trúc thì họ có thể rút gọn lại ở những cụm từ chính. Ví dụ câu: “Bạn đã ăn chưa?” qua ngôn ngữ ký hiệu sẽ thành “Ăn chưa?”…

Chính vì đặc điểm này mà nhiều khi ngôn ngữ ký hiệu tay không có sự thống nhất, đồng bộ. Một câu sẽ có nhiều cách sắp xếp khác nhau, tuy nhiên khi diễn đạt người dùng sẽ đưa cụm từ quan trọng nhất lên hàng đầu tạo thành đặc điểm có điểm nhấn thu hút sự chú ý của đối phương.

ASL American Sign Language

Điểm khác biệt của ASL American Sign Language so với các công cụ khác là có thể dịch ngôn ngữ ký hiệu trong thời gian ngắn với độ chính xác cao.

Bạn chỉ cần nhập một cụm từ bất kỳ vào app, lập tức phần mềm sẽ xuất hiện một hiệu ứng hình người diễn tả cụm từ đó bằng ngôn ngữ ký hiệu chỉ sau vài giây. Ngoài ra, bạn cũng có thể chỉnh tốc độ hình ảnh chậm lại để tiện cho việc ghi nhớ và luyện theo dễ dàng hơn. Ứng dụng cũng cho phép người dùng tải từ điển về máy để sử dụng ngoại tuyến.

Cách thức hoạt động của phần mềm Sign ASL tựa như cuốn từ điển tìm kiếm thông tin về ngôn ngữ ký hiệu. Bên cạnh bản dùng miễn phí với bảng chữ cái cơ bản thì bạn có thể cân nhắc việc nâng cấp lên bản trả phí để tìm hiểu rõ hơn về các từ nâng cao và có quyền truy cập nội dung được thiết kế dành riêng cho trẻ em.

Thêm một điểm cộng của phiên bản Sign ASL trả phí là bạn có thể tua chậm video xuống 25%, 50%, thậm chí là 75% so với tốc độ ban đầu để dễ dàng bắt chước.

Học ngôn ngữ ký hiệu tay có dễ không?

Có một điều chắc chắn là học ngôn ngữ ký hiệu sẽ cần nhiều thời gian hơn so với học tiếng mẹ đẻ hay ngoại ngữ.

Theo đánh giả của đa số cá nhân tự nguyện là sinh viên đại học tìm hiểu ngôn ngữ ký hiệu thì việc học loại ngôn ngữ này khó khăn hơn quá trình học ngoại ngữ. Bởi đặc trưng của ngôn ngữ ký hiệu là dùng động tác tay để truyền đạt thông tin tới người khác. Các chữ cái, từ ngữ sẽ được quy ước với một ý nghĩa truyền đạt riêng. Thế nhưng có rất nhiều động tác lại có nét tương đồng khiến người dùng dễ bị nhầm lẫn. Đôi khi chỉ cần diễn đạt sai lệch một chút thôi là thông điệp gửi tới người nghe có thể rơi vào cảnh “tam sao thất bản”.

Để khắc phục tình trạng này, hiện nay các tổ chức của Nhà nước đang lên kế hoạch chuẩn hóa lại nội dung ngôn ngữ ký hiệu thành một chuẩn thống nhất sử dụng trong phạm vi cả nước. Tuy nhiên, đó vẫn là chuyện của tương lai, còn hiệu tại chúng ta vẫn đang học cách thích nghi với sự lệch chuẩn của ngôn ngữ này.

Sign Language Alphabet Ireland

Sign Language Alphabet Ireland được thiết kế theo hệ thống ISL – Ngôn ngữ ký hiệu Ireland. Hiện tại, Sign Language Alphabet Ireland đang có bản sử dụng trên Android.

Khi sử dụng phần mềm, bạn sẽ được trải nghiệm học ngôn ngữ ký hiệu thông quá các con số, chữ cái có đính kèm video hướng dẫn chi tiết. Bạn cũng có thể xem lại bài giảng nhiều lần để củng cố chắc kiến thức.

Giao diện app được đánh giá khá hiện đại, chất lượng video rõ nét, không chứa quảng cáo, đặc biệt bạn có thể tải video về điện thoại.

Hy vọng những thông tin về học ngôn ngữ ký hiệu tay được Vua Nệm nêu trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện về khái niệm, đặc điểm và cách rèn luyện loại ngôn ngữ này.

Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 điều quan trọng để làm chủ nghệ thuật giao tiếp

Top 20 trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ phát triển toàn diện

“Không chỉ các vùng miền Nam, Trung, Bắc mà ngay cả ký hiệu ngôn ngữ dành cho trẻ câm điếc trong cùng TP.HCM cũng khác nhau. Điều này ai cũng biết, cũng thấy nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được” - bà Trần Thị Nhiễu, chuyên viên phụ trách các dự án thuộc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM, nhìn nhận.

Tại Trường Chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng (Bình Thạnh, TP.HCM), ký hiệu cụm từ thêm vào cho đầy đủ được một em học sinh diễn tả theo từng chữ thêm, vào, cho, đầy đủ. Để diễn tả từ thêm, lòng bàn tay trái em để ngửa trước bụng, lòng bàn tay phải đập đập lên. Chữ vào thì lòng bàn tay trái cũng để ngửa trước bụng, ngón trỏ tay phải hướng vào trong. Lòng bàn tay trái cũng để ngửa trước bụng, lòng tay phải để ngửa đưa về phía trước là chữ cho. Còn đầy đủ thì các ngón tay phải bụm lại, riêng ngón tay trỏ giơ cao nhưng cong lại, tượng trưng cho chữ đ.

Riêng cụm từ ngộ độc thực phẩm, em cũng diễn tả ký hiệu từng chữ. Diễn tả từ ngộ, em hơi chụm bàn tay trái và bàn tay phải lại, để trước bụng rồi xoay xoay. Còn từ độc thì chụm bàn tay phải lại, ngón giữa hơi nhô và đặt lên cằm. Hai chữ thực phẩm được em diễn tả bằng ký hiệu chữ t và p.

Trong khi đó, cụm từ thêm vào cho đầy đủ được một học sinh Trường Chuyên biệt khiếm thính Anh Minh (Bình Thạnh) diễn tả khác ở chữ vào và cho. Riêng cụm từ ngộ độc thực phẩm thì không diễn tả riêng từng chữ mà thực hiện cùng lúc ba động tác. Em đưa hai bàn tay ra trước, các đầu ngón tay chụm lại, tượng trưng chén cơm. Tiếp theo, một tay em đặt ngửa trước ngực, tay còn lại đưa vào miệng như đang ăn cơm. Sau đó em đặt ngón tay trỏ lên môi, hàm ý cho biết bị ngộ độc sau khi ăn cơm.

Ký hiệu ngôn ngữ không thống nhất

Sau khi nghe chúng tôi thuật lại những ký hiệu ngôn ngữ của cụm từ thêm vào cho đầy đủ và ngộ độc được học sinh hai trường nói trên diễn tả, cô Trần Thị Ngời, Hiệu trưởng Trường Khuyết tật thính giác Hy Vọng 1 (quận 1, TP.HCM), nói: “Ký hiệu ngôn ngữ trường tôi cũng khác”.

Học sinh Trường Chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng diễn tả ký hiệu từ “vào”...

... Khác với ký hiệu ngôn ngữ của  học sinh Trường Chuyên biệt khiếm thính Anh Minh.

Từ “độc” trong cụm từ “ngộ độc thực phẩm” được học sinh Trường Chuyên biệt khiếm thính Hy Vọng diễn tả...

... Không giống với học sinh Trường Chuyên biệt khiếm thính Anh Minh. Ảnh: TRẦN NGỌC

“Trước giải phóng, miền Nam có trường dạy trẻ câm điếc ở Lái Thiêu (Bình Dương) và tôi là giáo viên của trường này. Đến năm 1985, tôi mở trường dạy trẻ câm điếc đầu tiên ở TP.HCM và phổ biến những ký hiệu ngôn ngữ cho giáo viên. Sau đó TP.HCM mở thêm nhiều trường dành cho trẻ câm điếc, đón nhận sự hỗ trợ của những tổ chức ngoài nước. Các trường cóp nhặt ký hiệu ngôn ngữ của họ rồi áp dụng. Tình trạng này kéo dài nên hiện nay nhiều ký hiệu ngôn ngữ cho trẻ câm điếc không thống nhất nhau” - cô Ngời nói.

Theo cô Ngời, một giáo viên dạy trẻ câm điếc trường này khi qua trường khác phải được tập huấn lại ký hiệu ngôn ngữ mới có thể tiếp tục đứng lớp. Các em câm điếc của các vùng, miền muốn giao lưu và hiểu nhau phải tốn khá nhiều thời gian.

Nhiều hội thảo nhằm đưa ra một ký hiệu ngôn ngữ thống nhất để dạy các em câm điếc đã được tổ chức nhưng vẫn chưa thành công. Trong đó có nguyên nhân do thói quen của từng vùng, miền. “Ví dụ, ký hiệu ngôn ngữ từ chào. Các đại biểu không đồng tình ký hiệu “giơ tay” của Hà Nội hoặc “giở nón” của Hải Phòng mà lại đồng thuận ký hiệu “khoanh tay cúi đầu” của TP.HCM và thống nhất lấy làm ký hiệu chung để sử dụng khi giảng dạy. Thế nhưng trong thực tế, do thói quen nên các vùng vẫn sử dụng ký hiệu của mình, ít dùng ký hiệu chung” - cô Ngời nói rõ.

Gắn bó nhiều năm với trẻ em khuyết tật, trong đó có cả trẻ câm điếc, bà Trần Thị Nhiễu cho biết ngoài những ký hiệu từ ngữ trừu tượng khác nhau như nói ở phần trên, những ký hiệu từ ngữ cụ thể của con người cũng khác nhau. Nói đến đàn ông, có em diễn tả hai ngón tay đặt dưới cổ áo ám chỉ chiếc cà vạt. Cũng có em đặt hai ngón tay trỏ trên miệng, hàm ý nói bộ râu. Nói đến phụ nữ, có em đặt hai ngón tay lên lỗ tai hàm ý đeo bông tai. Cũng có em xoa xoa đôi môi, ám chỉ đang tô son.

Theo bà Nhiễu, các em bị câm điếc đã là một thiệt thòi, lại không được hướng dẫn chung một giáo trình ký hiệu ngôn ngữ để dễ dàng giao tiếp, dễ dàng nắm bắt những kiến thức mới mẻ là thiệt thòi thứ hai. “Do vậy, cho dù khó khăn cũng phải xây dựng được giáo trình hướng dẫn ký hiệu ngôn ngữ chung cho trẻ câm điếc để các em dễ hòa nhập cộng đồng” - bà Nhiễu nêu quan điểm.

Ngay cả tôi, mặc dù là giáo viên câm điếc đã lâu nhưng cũng không hiểu hết nội dung diễn đạt của cô “thông dịch viên” ngôn ngữ câm điếc trong chương trình thời sự của kênh VTV.

Một khi không hiểu nội dung diễn đạt thì các em câm điếc sẽ rất khó tiếp cận những vấn đề xã hội. Vì vậy đã có những trường hợp đáng tiếc liên quan đến trẻ câm điếc vi phạm pháp luật. Cách đây không lâu, một phóng viên gọi điện thoại nói với tôi rằng người “thông dịch viên” do hiểu không đúng ký hiệu ngôn ngữ của một trẻ câm điếc nên em này đã bị tòa buộc tội nặng hơn. Riêng tôi, không ít lần phải mang theo nhiều giấy, bút vào tòa khi làm “thông dịch viên” cho trẻ câm điếc để vẽ hình minh họa trong trường hợp cần thiết.

Cô TRẦN THỊ NGỜI, Hiệu trưởng Trường Khuyết tật thính giác Hy Vọng 1 (TP.HCM)

Ký hiệu ngôn ngữ người câm điếc từng vùng, miền không do ai nghĩ ra mà là phát triển một cách tự nhiên bao năm trời từ những người câm điếc nên muốn thống nhất chung là rất khó. Không thể buộc người câm điếc vùng, miền này phải theo ký hiệu ngôn ngữ người vùng, miền nọ. Ở người bình thường, ngay cả cách phát âm giữa các vùng, miền cũng khác nhau.

Ngay cả nước ngoài cũng dùng ký hiệu ngôn ngữ biến thể chứ chưa thể sử dụng bộ ký hiệu ngôn ngữ chung dành cho người câm điếc. Nhưng nếu có một bộ ký hiệu ngôn ngữ thống nhất chung dành cho người câm điếc tại Việt Nam sẽ là cần thiết để giúp họ dễ hòa nhập cộng đồng.

GS-TS NGUYỄN VĂN HIỆP, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam

Do không được giáo dục giới tính, không được hướng dẫn kỹ năng sống nên trẻ câm điếc rất dễ bị xâm hại. Để bảo vệ các em, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM kết hợp cùng các ban, ngành liên quan xây dựng Cẩm nang ngôn ngữ, cử chỉ về giới tính tình dục và sức khỏe sinh sản. Cẩm nang này sẽ thống nhất các ký hiệu ngôn ngữ, cử chỉ để giáo viên dễ hướng dẫn, các em câm điếc dễ tiếp thu. Dự kiến năm nay sẽ triển khai thực hiện những nội dung trong cẩm nang.

Bà TRẦN THỊ NHIỄU, chuyên viên phụ trách các dự án thuộc Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM

Các chỉ số toàn cầu xếp hạng Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 về mức độ chịu ảnh hưởng và dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết cực đoan. Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ người khuyết tật bình quân đầu người cao, những người ít được tham gia trong tất cả các lĩnh vực xã hội bao gồm thông tin và truyền thông đại chúng. Trong thời kỳ thiên tai, người khuyết tật dễ bị tổn thương hơn trước các nguy cơ tử vong và thương tật, đặc biệt là người khiếm thính.

Với ước tính có khoảng 1 triệu người điếc ở Việt Nam (Khảo sát quốc gia về người khuyết tật 2016) nhưng người điếc lại ít tham gia vào các hoạt động và đào tạo về sơ cấp cứu. Các vấn đề của người điếc vẫn còn 'vô hình' đối với số đông cộng đồng và phần lớn chưa được giải quyết.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về chấn thương do tai nạn trong cộng đồng người khiếm thính ở Việt Nam, nhưng đã có nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy những người điếc và nghe kém làm tăng đáng kể nguy cơ tai nạn (JAMA Otolaryngol Head Neck Surgery, 2018) chẳng hạn như tăng gấp ba lần nguy cơ té ngã và các chấn thương liên quan đến té ngã (Johns Hopkins Medicine, 2012). Phần lớn người Việt Nam không được giáo dục về sơ cấp cứu. Do đó, khi người khiếm thính bị chấn thương, họ khó có thể tự chăm sóc bản thân hoặc yêu cầu sự trợ giúp hiệu quả từ những người xung quanh, người chăm sóc hoặc dịch vụ cấp cứu. Tất cả các tài liệu giáo dục sơ cấp cứu ở Việt Nam hiện không có sẵn bằng ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ mẹ đẻ của người khiếm thính. Do đó, người khiếm thính càng khó học các kỹ năng sơ cứu hơn.

Khóa học này là một phần của dự án Kỹ năng sơ cấp cứu dành cho cộng đồng người điếc là dự án cộng đồng được phối hợp thực hiện bởi Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN và Trung Tâm Vì Người Điếc (PARD) nhằm giảm thiểu rủi ro tử vong, thương tật và cải thiện sức khỏe thể chất của cộng đồng người điếc.

Chương trình được tài trợ bởi Aus4Skills.

*Khóa học này mang tính chất thường thức và không thay thế được các chương trình e-learning chuyên sâu và đào tạo thực hành. SSVN hỗ trợ học bổng tham gia các khóa học e-learning và đào tạo thực hành chuyên sâu cho người điếc và người chăm sóc người điếc. Xin vui lòng liên hệ Kỹ Năng Sinh Tồn SSVN để được tư vấn.