Câu chuyện leo thang căng thẳng khi một vụ xô xát giữa các nhóm ủng hộ và phản đối việc thi công xảy ra vào ngày 14/4/2023. Theo chia sẻ của một cư dân, trong số hơn 140 hộ dân tại Đường Nước Phần Lan kéo dài, 50% vẫn đang dùng nước giếng hoặc “câu” nước của nhau, 50% còn lại sử dụng nước do Xí nghiệp nước sạch Ba Đình (thuộc Công ty nước sạch Hà Nội) cấp, trong đó một nửa sử dụng nước sạch với giá dịch vụ 18.500 đồng/m3.
Câu chuyện leo thang căng thẳng khi một vụ xô xát giữa các nhóm ủng hộ và phản đối việc thi công xảy ra vào ngày 14/4/2023. Theo chia sẻ của một cư dân, trong số hơn 140 hộ dân tại Đường Nước Phần Lan kéo dài, 50% vẫn đang dùng nước giếng hoặc “câu” nước của nhau, 50% còn lại sử dụng nước do Xí nghiệp nước sạch Ba Đình (thuộc Công ty nước sạch Hà Nội) cấp, trong đó một nửa sử dụng nước sạch với giá dịch vụ 18.500 đồng/m3.
Theo ông Nguyễn Duy Hòa, sự việc xô xát xảy ra giữa một số người dân bất đồng quan điểm về dự án thi công đường ống nước cũng bắt nguồn từ sự thiếu công khai, minh bạch. Hiện cảnh sát khu vực, Công an Phường Quảng An đã ra hiện trường để nắm bắt tình hình và ngăn chặn những xung đột tiềm ẩn mới phát sinh.
“Một anh ở bên dự án cấp nước xin gặp tôi. Hôm qua tôi đi họp, bảo là, nếu các anh có giấy giới thiệu của công ty nước sạch thì các anh trực tiếp sang UBND Phường, nếu được phường đồng ý, thì photo bản đấy cho tôi, tôi sẽ ra trực tiếp vận động nhân dân để tạo điều kiện cho các anh làm đường nước phục vụ nhân dân. Nhưng từ qua đến bây giờ vẫn chưa thấy các anh ấy đem công văn của công ty đến”, ông Hòa nói.
Đường Nguyễn Cảnh Dị (quận Hoàng Mai) đang được gấp rút cải tạo và sửa chữa sau hơn 10 năm xuống cấp nghiêm trọng.
Theo đó, đoạn đường Nguyễn Cảnh Dị được cải tạo, sửa chữa dài 600m (từ cầu sông Lừ đến cầu Định Công, quận Hoàng Mai), do Ban Quản lý dự án Bắc Đại Kim làm chủ đầu tư. Thời gian tiến hành sửa chữa trong 6 tháng, từ 15/12/2023 đến 15/6/2024.
Hệ thống biển báo công trường thi công, hướng dẫn giao thông, tôn chắn được lắp đặt hai đầu sông Lừ bên phải đường Nguyễn Cảnh Dị và đường Trịnh Đình Cửu đang được nhà thầu thi công thực hiện.
Đồng thời, cấm các phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Cảnh Dị kéo dài hướng từ cầu Lừ đi cầu Định Công để phục vụ quá trình cải tạo. Các phương tiện có nhu cầu đi qua đoạn đường này được điều chỉnh theo hướng từ đường Nguyễn Cảnh Dị rẽ trái qua cầu sông Lừ ra đường Trịnh Đình Cửu và đến cầu Định Công.
Việc sửa chữa, san ủi mặt bằng được tiến hành trước một nửa mặt đường Nguyễn Cảnh Dị, đoạn từ sông Lừ đến cầu Benley. Nửa còn lại phương tiện vẫn di chuyển qua lại bình thường.
Trước khi được cải tạo, 600m đoạn đường Nguyễn Cảnh Dị được mệnh danh là "con đường đau khổ" giữa trung tâm quận Hoàng Mai. Anh Nguyễn Minh Hoàng (35 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: "Tình trạng xuống cấp đã diễn ra hơn 10 năm qua. Mặt đường bị cày nát, nhiều ổ gà, ngày nắng thì bụi mù mịt, mưa thì thành sình lầy, tù nước đọng, ai đi qua cũng lắc đầu ngán ngẩm"
"Việc sửa chữa, cải tạo sẽ giúp người dân đi lại thuận tiện hơn rất nhiều. Đặc biệt không phải hứng chịu cảnh tắc, hít bụi và tai nạn giao khi tham gia giao thông trên tuyến đường này mỗi ngày", anh Hoàng cho biết thêm.
Dù đang được cải tạo nhưng bụi từ công trình, từ các phương tiện lưu thông, xe chở vật liệu, khiến đoạn đường vẫn chìm trong mù mịt. Dọc lề đường còn rất nhiều rác thải, đồ dùng gia đình nằm la liệt, thậm chí tràn cả cả xuống mặt đường, gây mất an toàn giao thông và làm mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.
Được biết, tuyến đường nối tiếp từ đường Nguyễn Cảnh Dị đến cầu Định Công là đường nội bộ thuộc dự án Khu đô thị Bắc Đại Kim mở rộng (dự án 11ha), do UBND TP Hà Nội giao cho Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị từ năm 2003. Tuy nhiên, dự án 11ha vẫn chưa thực hiện xong, khiến đường nội bộ của dự án là đường Nguyễn Cảnh Dị bị ách tắc và chưa thể triển khai. Từ năm 2012, tình trạng mặt đường Nguyễn Cảnh Dị bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. UBND phường Định Công đã nhiều lần sửa chữa, nhưng do không có hệ thống thoát nước nên chỉ được 1 – 2 năm là tình trạng xuống cấp lại tiếp diễn.
Ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể là người thay mặt Chính phủ ký báo cáo gửi Văn phòng Trung ương Đảng, Quốc hội và các Bộ, ban, ngành việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách nhà nước đầu tư cho hệ thống giao thông đường sắt gửi tới Quốc hội.
Tàu Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành 99% khối lượng công việc nhưng chưa biết khi nào vân hành
Thông tin trong báo cáo gây chú ý ở nội dung cập nhật về các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM.
Tại Hà Nội, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GTVT thực hiện đầu tư tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) giai đoạn 1, tuyến 2A (Cát Linh - Hà Đông), chỉ đạo UBND TP Hà Nội thực hiện đầu tư 2 tuyến (tuyến số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội và tuyến số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo).
Dự kiến tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến nay dự án chưa được đưa vào khai thác.
Tại TPHCM, Chính phủ đang chỉ đạo UBND thành phố thực hiện đầu tư 2 tuyến (tuyến số 1, Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2, Bến Thành - Tham Lương). Hai dự án đang thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư, sau khi đã xin ý kiến Bộ Chính trị.
Về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, tại quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội và TPHCM, dự kiến tại Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị khu vực trung tâm với chiều dài 305 km được xây dựng.
Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông nằm ở nhà ga.
Quy hoạch cũng đề ra nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng kéo dài các tuyến để kết nối với các đô thị vệ tinh đồng thời quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị.
Theo quy hoạch này, tuyến đường sắt số 2A (Cát Linh – Hà Đông) sẽ được kéo dài từ Hà Đông đến Xuân Mai, chiều dài khoảng 20 km, theo hướng Quốc lộ 6, bố trí depot tại Xuân Mai.
Tuyến số 3 từ Nhổn đi đô thị vệ tinh Sơn Tây kéo dài theo hướng Quốc lộ 32, chiều dài khoảng 30 km, bố trí depot tại Sơn Tây.
TPHCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, chủ yếu đi ngầm trong nội đô với chiều dài khoảng 173 km, 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray (Tramway hoặc Monorail) với chiều dài khoảng 57 km.
Các dự án này sẽ đáp ứng khoảng 15 - 20% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và TPHCM.
Hiện nay, Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội và UBND TPHCM đang tích cực triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch được phê duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, từng bước thay đổi bộ mặt giao thông đô thị, đồng thời tạo nên dáng dấp đô thị hiện đại tại Hà Nội và TPHCM.
Về vấn đề nguồn lực để thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại 2 thành phố lớn nhất cả nước giai đoạn vừa qua, báo cáo nêu con số tổng cộng xấp xỉ 30.000 tỷ đồng. Trong đó, Hà Nội đã thu xếp 12.750 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 2 và tuyến số 3). TPHCM rót 17.200 tỷ đồng để chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án (tuyến số 1, tuyến số 2).
Dù tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại hai thành phố, Chính phủ vẫn khẳng định phải ưu tiên tập trung nguồn lực để hoàn thành các dự án đang triển khai trên các địa bàn này.
Vì sao kéo dài tuyến Cát Linh - Hà Đông?
Trao đổi với phóng viên báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, Bộ GTVTchỉ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội về tổng hợp chiến lược cách đây 10 năm phát triển giao thông vận tải, trong đó có việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho giao thông vận tải đường sắt.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hơn 8 năm, đội vốn hơn 205% và chưa biết bao giờ vận hành. Ảnh: Toàn Vũ
“Bộ GTVT không đề xuất làm đường sắt Cát Linh - Hà Đông kéo dài tới Xuân Mai, Bộ không họp bàn gì về dự án này, Bộ chỉ làm đường sắt quốc gia. Mạng lưới đường sắt đô thị với 8 tuyến là quy hoạch của Hà Nội, hiện tại chưa có chủ trương về dự án”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.
Cũng theo người đứng đầu Bộ GTVT, Chính phủ muốn Bộ GTVT là đầu mối để tổng hợp về quy hoạch phát triển GTVT của các địa phương, báo cáo lên Quốc hội mới đây là báo cáo tổng hợp quy hoạch 10 năm của Hà Nội, không phải là quy hoạch hay đề xuất của Bộ GTVT.
Là người phụ tránh mảng giao thông đường sắt trong Bộ GTVT, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông khẳng định: “Đó chỉ là quy hoạch trong tương lai xa, hiện chưa có cơ sở lập dự án Cát Linh - Hà Đông kéo dài tới Xuân Mai”.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, trước đây Bộ GTVT là cơ quan lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải trong hệ thống quốc gia, sau đó việc quy hoạch giao thông vùng giao về các địa phương cụ thể.
Ông Đông thông tin, năm 2004, Hà Nội nhận được tài trợ của Nhật Bản về lập quy hoạch giao thông vận tải thủ đô, trong đó có chiến lược phát triển mạng đường sắt đô thị. Hà Nội lập quy hoạch phát triển mạng giao thông đường sắt theo hình cánh quạt, vươn từ trung tâm thủ đô tới các thành phố vệ tinh, trong đó có Xuân Mai, Hòa Lạc... định hướng phát triển sau năm 2020.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng việc lập quy hoạch nhằm định hướng chiến lược phát triển giao thông đường sắt trong tương lai, điều này không có nghĩa là sẽ triển khai dự án, bởi để lập dự án phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Nhu cầu thực tiễn, sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...
“Bộ GTVT với vai trò là cơ quan đầu mối tổng hợp quy hoạch của các địa phương. Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ rà soát cụ thể về các dự án tại Hà Nội, trong đó có tuyến Cát Linh - Hà Đông kéo dài tới Xuân Mai với chiều dài khoảng 20 km, theo hướng quốc lộ 6”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.
8 tuyến đường sắt xuyên tâm Hà Nội chạy như thế nào?
Tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi - Ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên và Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy). Tuyến đi trên cao, có xem xét phương án đi kết hợp giữa đường sắt đô thị với đường sắt quốc gia. Chiều dài tuyến khoảng 36 km, tổng số ga được bố trí là 23 ga và 02 depot tại Ngọc Hồi và Yên Viên.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kiểm tra Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sáng 1/10
Tuyến số 2: Nội Bài - Nam Thăng Long - Hoàng Hoa Thám - Bờ Hồ - Hàng Bài - Đại Cồ Việt - Thượng Đình - Vành đai 2,5 - Hoàng Quốc Việt với chiều dài khoảng 42 km, tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 32 ga và 02 depot tại Xuân Đỉnh và Phủ Lỗ. Tuyến này được tổ chức chạy tàu vành đai kết hợp hướng tâm.
Tuyến số 2A: Cát Linh - Ngã tư Sở - Hà Đông với chiều dài khoảng 14 km, tuyến đi trên cao với tổng số 12 ga và 1 ga depot tại Yên Nghĩa.
Tuyến số 3: Trôi - Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài khoảng 26 km, tuyến đi trên cao đoạn Trôi - Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại với tổng số 26 ga. Giai đoạn 1 xây dựng đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội với 12 ga và 1 depot tại Nhổn.
Tuyến số 4: Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài khoảng 54 km. Đoạn từ Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - vượt sông Hồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình được quy hoạch đi cao, từ Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoạn từ Hoàng Quốc Việt - Liên Hà quy hoạch đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 41 ga và 2 depot tại Liên Hà (Đan Phượng) và Đại Mạch (Đông Anh). Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5. Đoạn đi dọc đường Vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tầu phù hợp. Giai đoạn đầu khi chưa xây dựng đường sắt đô thị bố trí xe buýt nhanh trên từng đoạn.
Tuyến số 5: Đường Văn Cao - Ngọc Khánh - Đại lộ Thăng Long - Vành đai 4 - Hòa Lạc với chiều dài khoảng 39 km. Đoạn từ Nam Hồ Tây - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung tâm Hội Nghị Quốc gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi trên cao trong phạm vi dải phân cách giữa của Đại lộ Thăng Long. Tổng số ga trên tuyến 17 ga và 2 depot tại Sơn Đồng (Hoài Đức) và Hòa Lạc.
Tuyến số 6: Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi với chiều dài khoảng 43 km. Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường sắt vành đai phía Tây hiện tại và quy hoạch là tuyến đi trên cao hoặc đi trên mặt đất với tổng số 29 ga và 2 depot tại Ngọc Hồi và Kim Nỗ.
Tuyến số 7: Mê Linh - Đô thị mới Nhổn - Vân Canh - Dương Nội với chiều dài khoảng 28 km, tuyến đi trên cao toàn bộ hoặc đi trên cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị Đông Vành đai 4, với tổng số 23 ga và 1 depot tại Mê Linh.
Tuyến số 8: Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - Vành đai 3 - Lĩnh Nam - Dương Xá với chiều dài khoảng 37 km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi trên cao, đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao. Tổng số ga trên tuyến 26 ga và 2 depot tại Sơn Đồng và Cổ Bi. Trên tuyến có thể sử dụng xe buýt nhanh từng đoạn phụ thuộc vào lưu lượng giao thông của các giai đoạn./.
Nguyên nhân một số hộ dân phản đối đơn vị thi công là gì?